Thế giới động vật có muôn loài kỳ lạ. Những con vật trong suốt có thể nhìn thấu cấu tạo bên trong dù sống dưới nước hay trên cạn đều khiến bạn tò mò.
1. Cá mắt trống
Cá mắt trống (Macropinna microstoma) chỉ dài khoảng 14cm, thích nghi với môi trường sống tối đen như mực của vùng biển sâu nơi mà ánh sáng không tới được. Chúng sử dụng đôi mắt hình ống cực nhạy để tìm kiếm bóng dáng mờ nhạt của những con mồi trên đầu nó.
Đôi mắt hình ống được bao quanh bởi một bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng, bao phủ phần đỉnh đầu. Sắc tố xanh lá cây trong đôi mắt của chúng có thể lọc được ánh sáng đến trực tiếp từ mặt biển, giúp con cá xác định các điểm phát sáng sinh học của sứa hoặc các loài động vật khác ở ngay trên đầu nó.
Đôi mắt hướng lên trên khi con cá tìm kiếm nguồn thức ăn ở trên đầu, hướng xuống dưới khi nó đang ăn. Hai điểm ngay trên miệng con cá không phải là mắt của nó, trên thực tế đó là cơ quan khứu giác tương tự như lỗ mũi của con người vậy.
2. Cá sọc ngựa
Con sọc ngựa này được các nhà “thiết kế” riêng nhờ các phương pháp lai tạo gene vào năm 2008. Loại cá ngựa vằn trong suốt này được phục vụ cho mục đích nghiên cứu quá trình lây lan của các loại bệnh trong cơ thể sống. Vì thế nó mới có “lớp ngoài” trong suốt đến vậy.
3. Sên biển
Sên biển thuộc nhóm động vật chân bụng, ngành động vật thân mềm. Nó có cơ thể gần như trong suốt và bơi theo hướng thẳng đứng với các vây nên trông giống như những đôi cánh thiên thần.
Khi ở trên mặt biển, phần phía trên màu xanh của nó sẽ khiến sên biển khó bị đám chim ăn thịt đói khát phía trên phát hiện ra trong khi phần màu trắng bạc ở dưới lại giúp nó dễ dàng ẩn mình trước đám cá săn mồi.
Bản thân sên biển cũng là một loài ăn thịt và thức ăn của nó là những con sứa độc. Sên biển không sợ nọc độc của sứa, nó thậm chí dùng luôn nọc độc đó làm vũ khí tự vệ bằng cách chuyển chúng tới các phần gai nhọn trên thân mình.
4. Tôm ma
Đây là loài tôm ăn tạp như thức ăn thối rữa, các loài ký sinh trong các loài cá và những mô chết. Loài này đôi khi còn ăn thịt cả đồng loại của chúng trong mùa sinh sản.
Con cái sau khi đẻ trứng và trứng được thụ tinh là lúc con đực ăn thịt con cái. Chúng có thể dọn vệ sinh bể và các loài cá khác. Loài tôm này có tập tính rất buồn cười là chúng cố gắng làm vệ sinh bất kể thứ gì di chuyển trong bể nuôi.
5. Ếch thủy tinh
Phân bố nhiều nhất ở Venezuela, ếch thủy tinh ưa sống trong vùng rừng mây ở Trung và Nam Mỹ.
Phần da dưới bụng của ếch thủy tinh trong suốt hoàn toàn nên các bộ phận nội tạng như tim, gan, hệ thống tiêu hóa đều có thể thấy rõ mồn một từ bên ngoài.
Nhờ đặc tính trong suốt, nó giúp ích cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu sự nóng lên toàn cầu qua các cơ quan nội tạng của chúng.
Loài ếch này thường sống về đêm, bởi có một làn da màu xanh lá cây bán trong suốt nên ban ngày, chúng ngụy trang ở mặt dưới của lá.
Không chỉ có tác dụng ngụy trang, làn da của sinh vật lưỡng cư này còn làm được nhiều việc khác như thở để hấp thụ nước.
Tuy vậy, đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất ở ếch thủy tinh vì đây là nguyên nhân khiến chúng rất dễ bị nhiễm trùng da.
Bạn có thể xem thêm: