Trái Đất từng có hai Mặt Trăng

Skinny V, Theo 10:24 05/08/2011
Chia sẻ

Mặc dù đây chỉ là giả thuyết của các nhà khoa học tại Đại Học California và Hawaii thế nhưng nó có vẻ cũng rất "thật" đấy các bạn ạ!

“Trái đất của chúng ta có thể đã từng có hai Mặt Trăng, thế nhưng một Mặt Trăng đã bị phá hủy trong một vụ va chạm nhẹ và đã tạo nên những vết lồi trên một nửa của Mặt Trăng hiện tại” đó là phát hiện mới nhất được công bố bởi các nhà khoa học vũ trụ.

Những nhà thiên văn học đã từ lâu nghiên cứu về Mặt Trăng và tại sao một mặt của nó quá nhẵn trong khi mặt còn lại có quá nhiều “vết tích” như đã bị va chạm khá nhiều. Mặt mà chúng ta thấy được của Mặt Trăng là mặt nhẵn nhụi, bằng phẳng với địa hình thấp và không quá gồ ghề, thế nhưng mặt còn lại mà chúng ta không thấy được bao gồm rất nhiều núi cao với địa hình hiểm trở.

 
Theo như dự đoán của các nhà khoa học thì sự không cân đối này có thể giải thích nếu như trước đây đã xuất hiện một Mặt Trăng nữa, nhỏ hơn Mặt Trăng của chúng ta hiện tại. Và hai Mặt Trăng này đã va chạm vào nhau, một bị tàn phá hoàn toàn và một Mặt Trăng hứng chịu nhiều thương tích trên bề mặt.
 
Không dừng lại ở ý nghĩ, các nhà khoa học đã tính toán nếu như trước đây có hai Mặt Trăng thì vụ va chạm của Mặt Trăng nhỏ với Mặt Trăng lớn phải có vận tốc tương đương 7.081 km/h.
 
Erik Asphauq, nhà khoa học vũ trụ của Đại Học California nói: “Đây là vận tốc thấp nhất có thể để hai hành tinh va chạm mà không bị tàn phá hoàn toàn”.
 
Ở tốc độ khá thấp như thế này, mặt bị tàn phá của Mặt Trăng không có đủ năng lượng để có thể tạo được những hố lớn và địa hình hiểm trở như thế, nhưng rất có thể nó đã tạo ra áp lực đủ để nghiền nát những khối vật chất của Mặt Trăng nhỏ hơn và rồi giữ lại những mảnh vỡ của Mặt Trăng nhỏ.
 
 
Nếu như thật sự có hai Mặt Trăng cùng tồn tại thì chúng sẽ sống “hòa bình” với nhau trong khoảng 80 triệu năm, và mỗi Mặt Trăng lại ở trong một quỹ đạo riêng của mình. Hai Mặt Trăng này có cùng màu cũng như các loại vật chất tương đương, thế nhưng Mặt Trăng hiện tại chúng ta đang thấy lại lớn gấp 3 lần Mặt Trăng nhỏ đã bị phá hủy.
 
Chúng vẫn giữ quỹ đạo vốn có của mình trong suốt 80 triệu năm, thế nhưng vào một thời điểm trong quá khứ, khi mà lực hút của Trái Đất không còn đủ để giữ hai Mặt Trăng gần với mình thì chúng đã thay đổi quỹ đạo. Do có kích thước nhỏ hơn nên Mặt Trăng nhỏ bị tác động lực hút của Mặt Trời và đã va chạm với Mặt Trăng lớn.
 
Mặc dù vụ va chạm không phải quá lớn, thế nhưng nó đã thải ra ngoài không gian hàng trăm tỉ tấn mảnh vụn. Và tất nhiên, Trái Đất của chúng ta cũng đã bị bắn phá rất nhiều bởi những mảnh vụn này, do đó ngày nay địa hình trên Trái Đất không phải luôn luôn bằng phẳng, theo các nhà khoa học tính toán thì mảnh vụn lớn nhất có thể tàn phá diện tích gần 100 km vuông.
 
 
Asphaug cũng giải thích thêm: “Chắc chắn đã có lúc thiên thạch rơi như mưa xuống Trái Đất của chúng ta, và chẳng loài động thực vật nào có thể trải qua được quãng thời gian đó để chúng ta có thể nghiên cứu cả”.
 
Nhà thiên văn học Jeffrey Taylor tới từ trường Đại Học Hawaii nói rằng giả thuyết hai Mặt Trăng khá thú vị và đáng để tiếp tục nghiên cứu.
 
Những nghiên cứu của Asphaug cùng đồng sự của mình là Jutzi không logic cho lắm khi hai người này đã quên đi sự cân đối của các hành tinh. Thế nhưng theo Taylor thì đây là một giả thuyết hợp lý để giải thích cho sự lồi lõm của Mặt Trăng cũng như về địa hình của Trái Đất.
 
Cũng có giả thuyết cho rằng, Mặt Trăng được sinh ra sau khi một hành tinh to bằng sao Hỏa va chạm với Trái Đất, và thời gian va chạm vào khoảng 4,5 tỉ năm sau khi hệ Mặt Trời hình thành. Giả thuyết này cho rằng Trái Đất vẫn tồn tại sau vụ va chạm và những mảnh vỡ của hành tinh lạ kia tạo nên một vòng tròn lớn khói bụi cũng như các mảnh vỡ, và một trong số những mảnh vỡ đó là Mặt Trăng của chúng ta hiện nay.
 
Thế nhưng nhà thiên văn học Taylor đã phản bác giả thuyết này vì theo phát hiện của các nhà khoa học thì nửa khuất của Mặt Trăng (nửa bị va chạm) có hàm lượng nhôm lớn gấp rất nhiều lần nửa còn nguyên vẹn. Nếu Mặt Trăng hiện tại là một mảnh vỡ thì sao có thể có sự mất cân đối đó?
 
Và tất cả vẫn chỉ là những giả thuyết, những bí ẩn con người cần phải tìm lời giải cho nguồn gốc của vũ trụ bao la mà con người chúng ta chỉ là những thành phần rất nhỏ trong vũ trụ đó.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày