Top những sai lầm phổ biến trong đời sống (Phần 2)

Pit, Theo 00:44 16/11/2010
Chia sẻ

Lần này chúng mình xem thử trong thế giới động vật có những "hiểu lầm" gì nhé! <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Koala không phải là một loài gấu
 
Tớ đâu phải là gấu!!!!!

“Gấu” Koala “chưa bao giờ” là một loài gấu. Ở những nước ngoài Úc, loài này thường được “trìu” mến thêm vào chữ “gấu” ở sau cái tên Koala chứ còn ở quê hương của chúng, đơn giản chỉ là “Koala”. Koala thuộc họ thú có túi giống như Kangaroo. Thú có túi là loài có đặc điểm nhận dạng là một chiếc “túi da nhỏ” ở trước bụng. Koala cũng có nét khác với họ hàng của mình, đó là túi của Koala cái có hướng chĩa xuống chứ không hướng lên trên.
 
Cái tên “Gấu” Koala được cho là bắt nguồn từ những người Anh đến khai hoang vào thế kỉ 18, họ đặt tên động vật theo xu hướng đối chiếu hình dáng, cứ na ná loài gấu là gán vào tên. Koala còn có các nickname như: gấu cây, gấu lười, gấu khỉ (vì chúng sống ở trên cây).
 
Cá vàng không có trí nhớ ngắn hạn trong 3 giây
 
Thật oan ức khi bị cho là loài có trí nhớ cực kém!
 
Thực tế, cá vàng có trí nhớ rất tốt so với các loài cá khác. Người ta có thể huấn luyện cá vàng phản ứng với nhiều loại màu sắc ánh sáng, các loại âm thanh, âm nhạc và các giác quan khác nhau. Và cá vàng có khả năng ghi nhớ được những gì mà chúng đã học lâu đến 1 năm cơ.
 
Một ví dụ điển hình cho trí nhớ của chúng đó là nếu bạn cho cá vàng ăn vào một khung giờ nhất định trong nhiều ngày, đến lúc “quen mùi”, khi gần đến “giờ vàng”, chúng sẽ đoán trước được bạn sắp cho chúng ăn và ngoi lên mặt nước “chờ đợi” đấy. Cá vàng còn có khả năng “nhớ mặt” chủ nhân của chúng nữa cơ nhé!
 
Bướu của lạc đà không hề chứa nước
 
 
Cái hình ảnh con lạc đà có sức sống mãnh liệt trên sa mạc khô cằn khiến nhiều người nghĩ  bướu của nó chứa nước dự trữ. Nhưng không phải đâu nhé, là mỡ đấy! Những cái bướu này có thể nặng tới hơn 36kg và cho phép lạc đà có thể sống sót từ một đến hai tuần mà không cần ăn.
 
Vậy thì lạc đà “giấu nước” dự trữ ở đâu. Thực ra không hề có “trung tâm dự trữ nước” nào ở trong cơ thể chúng cả, là do cơ thể lạc đà có khả năng chống chịu rất hiệu quả đối với thời tiết khắc nghiệt nơi sa mạc, lạc đà có thể hấp thu lượng nước đủ dùng qua việc ăn các loại cây cỏ. Và chúng còn biết “giữ nước” nữa chứ vì qua các xét nghiệm, nước tiểu của lạc đà chứa rất ít thành phần nước
 
Lông và tóc là như nhau
 
 
Chúng ta thường gọi “tóc” mọc trên người động vật là lông như để so sánh với tóc người. Nhưng thực sự là rất khó để phân biệt hai dạng trên, bởi cấu tạo của cả hai đều đến từ keratin (chất sừng).
 
Còn một thứ nữa người ta hay đem ra để đối chiếu đó là tóc người duy trì mọc dài mãi mãi (nếu không cắt) còn lông động vật chỉ dài đến một mức độ nhất định. Nhưng thực sự thì tóc người cũng sẽ ngừng mọc sau một chu kì nhất định trừ phần tóc trên đầu, có chu kì dài hơn đối với nhiều loài động vật, còn ở các bộ phận khác thì có xu hướng mọc ngắn hơn. Việc "tóc” mọc dài hay ngắn ở các bộ phận trên cơ thể phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen di truyền. Thời kì đầu tóc mọc rất nhanh, thời kì tiếp theo tóc ngừng mọc và lớp ngoài cùng của tóc co rút lại, phần gốc sẽ thôi không nhận máu để nuôi tóc nữa, kết thúc chu kì để tế bào tóc mới xuất hiện.
 
Chim có khứu giác rất tồi
 
 
Có “lời đồn” rằng khi bạn chạm vào chú chim non, chim mẹ sẽ “nhận" thấy mùi lạ ở chim non và sẽ “từ bỏ” nó . Thực ra thì phần lớn các loài chim có khứu giác rất tồi vì thế chúng gần như là không thể nhận ra “mùi lạ” ở những đứa con của mình đâu. Và cũng phần lớn các loài chim sẽ bỏ đi nếu như nhận thấy nguy hiểm rình rập đấy (cái này thì lại thuộc vấn đề thị giác đấy!). Nhưng cũng có một số loài cũng sẽ “dũng cảm” ở lại chiến đấu với hiểm nguy (nếu có thể) để bảo vệ đàn con non. 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày