Xã hội ngày càng phát triển, con người càng trở nên văn mình hơn. Nhưng có những nơi, sự văn minh đã bị thay bằng sự ích kỷ, vụ lợi cho bản thân bất chấp việc phá hoại môi trường.
Thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc là một trong những nơi ô nhiễm nhất trên Trái Đất. Nói không hề quá nhé: nếu một chiếc áo vừa giặt xong được mang ra sấy, nó sẽ thành màu đen trước khi được sấy khô. Nằm trong vành đai than đá, ở một ngày tại Lâm Phần tương đương với việc hút ba gói thuốc lá. 3 triệu người bị ảnh hưởng do than tại Lâm Phần và khí độc, bị thải ra do các phương tiện giao thông và các khu công nghiệp.
Theo các tổ chức môi trường và sức khỏe, Los Angeles là thành phố ô nhiễm nhất Hoa Kỳ. Trong khi Los Angeles cực kỳ nổi tiếng thì bên cạnh đó lại tồn tại một vấn đề bức bối về môi trường đối với cả tiểu bang. Cơ quan Air Resources Board ước tính không khí ô nhiễm là nguyên nhân của 9.200 ca tử vong sớm mỗi năm tại California.
Với hơn 6.800 vụ tràn dầu, trung bình 300 vụ một năm, gần như một vụ một ngày, Niger Delta cũng là một trong những nơi ô nhiễm nhất trên hành tinh. Khoảng 9 – 13 triệu thùng dầu đã tràn ra một phần ba khu vực đầm lầy lớn nhất hành tinh này.
Do đường ống dẫn dầu liên tục vỡ và sự ô nhiễm không được kiểm soát, rừng ngập mặn và sông hồ tại đây không còn cơ hội để cứu vãn, còn các loài động vật hoang dã thì đã bị tiêu diệt vĩnh viễn. 8% lượng dầu nhập khẩu của Hoa Kỳ đến từ Nigeria, bằng gần một nửa sản lượng dầu của nước này. Nigeria là nhà cung cấp dầu lớn thứ năm cho Hoa Kỳ. Hãng Shell đã tuyên bố rằng 90% sự cố tràn dầu là do người dân hoặc kẻ trộm chuyên nghiệp gây ra khi ăn cắp dầu.
Có vẻ hơi bất ngờ vì London là một thành phố rất nổi tiếng, nhưng sự thực thì London từ lâu đã có mặt trong danh sách những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới do số lượng xe hơi, nhà máy, nông trại và nhà ở quá đông đúc. Tuổi thọ của người Anh đã giảm 9 năm do ô nhiễm không khí. Anh là nơi thải ra oxit nitơ lớn nhất châu Âu. Với hơn 1 triệu 500 nghìn người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của Nghị viện, mỗi năm có 50 nghìn người Anh chết sớm do khí thải độc hại.
Từ năm 1930 đến 1998, Dzerzhinsk, Nga là nơi thải ra của 300.000 tấn hoá chất độc hại. Thành phố này chịu ảnh hưởng bởi hoá chất và các khí độc như khí Sarin và khí VX. Sự ô nhiễm này là kết quả của việc sản xuất vũ khí hoá học trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Theo Mother Nature Network, năm 2003, tỉ lệ tử đã vượt tỉ lệ sinh đến 260%.
Citarum,
Indonexia là con sông ô nhiễm nhất trên hành tinh do nó chứa một lượng rác thải khổng lồ. Đây lại là nguồn nước chính cho hơn 5 triệu người cư trú dọc theo con sông.
Là công ty khai thác mỏ và luyện kim, Doe Run Peru đã làm ô nhiễm nặng thành phố La Oroya của Peru. Hơn 35 nghìn cư dân của La Oroya đã bị ảnh hưởng bởi chì, kẽm, đồng và khí sunfua dioxit (SO2) từ các hoạt động của công ty. Theo tạp chí Time, 99% trẻ em ở đây có hàm lượng chì trong máu vượt quá mức cho phép. Từ năm 1922, thị trấn này đã bị ô nhiễm do hoạt động khai mỏ.
Khu vực hồ
Karachay của
Nga được coi là địa điểm ô nhiễm nhất trên
Trái Đất. Các hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân của
Liên bang Xô Viết đã thải vào hồ một lượng lớn các chất phóng xạ. Độ phóng xạ tương đương với việc tử vong cho con người sau 1 giờ tiếp xúc. Điều này giống như việc đổ tất cả thùng chất thải hạt nhân tại khu vực
Hanford (nơi thử nghiệm, sản xuất các công nghệ, vũ khí từ phản ứng hạt nhân tại
Washington. Tại đây tồn tại lượng chất thải phóng xạ ở mức 204.000m3) vào 1 hồ chỉ rộng 4.000 m2 như
Karachay. Điều tội tệ hơn cả, đã xảy ra việc chất phóng xạ xâm nhập vào hệ thống nước ngầm của khu vực.