Top 10 phát minh "nhỏ mà vĩ đại"

Thủy Chip, Theo 12:00 29/09/2010
Chia sẻ

Đó là những phát minh sẽ khiến bạn bất ngờ vì tầm quan trọng của chúng đấy! <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Để có được cuộc sống hiện đại và phát triển như ngày hôm nay, các nhà khoa học, bằng những cống hiến tâm huyết cả cuộc đời mình, đã mang lại cho con người hàng nghìn những phát minh quan trọng, góp phần mang lại sự tiến bộ vượt bậc cho cả nhân loại. Chúng ta đã từng biết đến những phát minh nổi tiếng như bóng điện, vệ tinh nhân tạo, hoặc internet… Thế nhưng bên cạnh những phát minh “to lớn” ấy, còn có những phát minh tưởng như vô cùng giản đơn như “đất nặn”, “keo dán”, hay “dụng cụ mở nắp hộp”… mà lại có giá trị thực tiễn cao.
 
Chúng ta hãy cùng điểm lại 10 phát minh “đơn giản” mà vô tình bị con người “quên” không nhắc đến nhé.
 
Chiếc máy “Theremin”
 
 
Chiếc máy “Theremin” – một trong những nhạc cụ hoàn toàn bằng điện tử sớm nhất. Chiếc máy thực sự đã ghi một dấu ấn trong lòng rất nhiều người, đặc biệt là những người thích xem phim kinh dị.
 
Nó được phát minh bởi nhà vật lý trẻ người Nga có tên là Leon Theremin vào năm 1919; nó trở nên độc nhất vì là nhạc cụ đầu tiên được thiết kế để chơi nhạc mà không hề có sự tiếp xúc trực tiếp như các nhạc cụ khác. Nó bao gồm 2 máy dao động tần số radio và 2 ăng ten kim loại.
 
Tín hiệu điện từ Theremin được khuếch đại và được chuyển ra loa ngoài. Để chơi Theremin, nhạc công di chuyển 2 tay quanh 2 ăng ten kim loại để điều khiển tần số cũng như biên độ âm thanh của nhạc cụ. Chính chiếc máy này đã tạo ra những âm thanh rùng mình, gớm ghiếp cho các bộ phim kinh dị từ xa xưa.
 
Đất nặn Play-Doh
 
 
Đất nặn Play-Doh, tình cờ được khám phá ra khi chị gái Noah của Josseph Mcvicker đã hướng dẫn học sinh của mình dùng đất sét nặn lên những hình mẫu. Sau đó, chính Noah và Joseph McVicker là người đã sáng chế ra đất nặn Play-Doh vào năm 1956.
 
Ban đầu, Play-Doh được bán lần đầu tiên tại gian hàng Woodward & Lothrop (nay đã không còn), tại Washington, vào năm 1956, và chỉ là một màu trắng nhờ được đựng trong hộp 680gam. Một vài năm sau, Play-Doh đã xuất hiện với những màu sắc bắt mắt, khai sinh một loại đồ chơi mới cho trẻ em trên thế giới. Hiện nay, cửa hàng Fuzzy Pumper Barber danh tiếng tại Mỹ, mở vào năm 1977, vẫn còn bán thứ đồ chơi này.
 
Bữa ăn TV Dinner
 
 
Mặc dù người ta không biết rõ ai là người đã nghĩ ra “TV dinner”, nhưng chỉ một cái tên đơn giản cho một bữa ăn tiện lợi ấy đã thu được một thành công lớn.
 
Có lẽ thành công của TV-Dinner là nhờ bộ phận Marketing của công ty Swanson & Son. Người ta vẫn biết đến những bữa ăn đông lạnh với những cái tên như FridgiDinners và Strato-plates, nhưng một gợi ý nho nhỏ của việc kết hợp giữa việc ăn uống và xem tivi đã khiến “TV dinner” trở nên có “tiếng tăm” trong thế giới phát minh. Những bữa ăn nguội nhưng ngon miệng này đã giúp mọi người có thêm thời gian thư giãn trước máy thu hình.
 
Keo dán
 
 
Có một điều không phải ai cũng biết, đó là khi người ta bắt đầu phát minh ra keo dán khẩn cấp, nó đã trở nên hữu ích trong các cuộc phẫu thuật để tránh phải sử dụng nhiều mũi khâu, hay chữa trị cho động vật, thêm vào đó người ta còn sử dụng nó trong việc sửa chữa, và xây dựng mô hình.
 
Năm 1942, trong quá trình nghiên cứu làm ống ngắm súng bằng nhựa, người ta đã sáng chế ra keo dán, tuy nhiên nó đã bị loại bỏ vì quá nhớt. đến năm 1958, hai nhà nghiên cứu của Eastman Kodak là Hary Coover và Fred Joyner đã nghiên cứu lại keo dán khẩn cấp và bắt đầu đưa ra thị trường bán.
 
Phéc-mơ-tuya
 
 
“Phéc-mơ-tuya” ra đời là nhờ những nỗ lực lớn lao của rất nhiều con người, trải qua nhiều nghiên cứu người ta mới có được một thiết kế của Phéc-mơ-tuya cho quần áo ngày nay.
 
Từ xa xưa người ta gọi chiếc Phéc-mơ-tuya là “dụng cụ tự động kết nối mép áo quần”. Năm 1917, Gideon Sundback đã đưa ra thiết kế hiện đại hơn cho Phéc-mơ-tuya, và bắt đầu đưa vào dây chuyền sản xuất của ngành công nghiệp may mặc. ban đầu, Phéc-mơ-tuya được dùng trong các giày bốt và túi đựng thuốc lá. Nhóm marketing của công ty B.F.Goodrich đã quảng bá cái tên gọi dễ nhớ “zipper” và khẳng định nó sẽ giúp trẻ em tự mặc quần áo của mình nhanh hơn. Và giờ đây thì tất cả mọi người đều sử dụng Phéc-mơ-tuya.
 
Cửa xoay tròn
 
 
Khi đặt chân tới các tòa nhà cao tầng tại các thành phố lớn, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh quen thuộc của chiếc cửa xoay tròn. Năm 1888, nhờ việc Theophilus Van Kannel phát minh ra chiếc cửa xoay tròn, rất nhiều những khó khăn trong kiến trúc xây dựng đã được giải quyết. Chẳng hạn như, nếu nhiệt độ ngoài trời thấp, không khí co lại, mật độ không khí dày đặc làm khí áp tăng cao, trong khi đó, nhiệt độ bên trong tòa nhà cao, không khí phình ra, mật độ không khí thu hẹp làm khí áp thấp. Gió sẽ lùa từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp, và mạnh dần theo sự chênh lệch nhiệt độ. Vì vậy, khi mở cửa, luồng không khí từ bên ngoài tràn vào sẽ rất mạnh, và có thể thổi tung các cửa sổ, gây nguy hiểm cho con người.
 
Chính cửa xoay trọn đã ngăn chặn sự thông gió nguy hiểm đó. Hơn thế nữa, rất nhiều kiến trúc sư cho rằng, cửa xoay tròn sẽ tạo ra cảm giác rộng rãi hơn cho sảnh của các tòa nhà lớn.
 
Bút bi
 
 
Chiếc bút bi bắt đầu trở nên phổ biến trong chiến tranh Thế giới thứ II, khi mà trong tình hình chiến sự nguy cấp, bút máy trở nên bất tiện bởi ngòi bị tõe, hoặc bút hết mực. Đây là phát minh của anh em người Hungary – Lazlo và George Biro vào năm 1938. Khi mới ra đời, chất lượng của bút bi còn hạn chế, vì vậy người dân không mấy ủng hộ loại bút mới này. Tuy nhiên, ý tưởng phát minh ra chiếc bút bi này vẫn tiếp tục được phát triển và đến cuối những năm 50, bút bi đã trở nên hoàn hảo và vượt lên trên bút máy. Cho tới giờ, con số bút bi xuất xưởng đã vượt mốc 100 tỉ chiếc.
 
"Cat's eyes"
 
 
Mặc dù không được đánh giá cao nhưng “Cat’s eye (Mắt mèo) – Hàng đinh phản chiếu ánh sáng trên đường” đã “cứu” bao sinh mạng khi tham gia giao thông. Bất kể bạn đi đâu nào, thì bạn cũng đều nhìn thấy hàng ngàn “cat’s eye” uốn lượn theo từng con đường. “Cat’s eye” giống như tấm gương nhỏ phản chiếu ánh sáng ôm lấy con đường, đánh dấu khúc uốn, hay làn đường. Nhờ có nó, mà con người có thể xác định dễ dàng đường đi hơn.
 
Các bạn biết không việc phát minh ra “mắt mèo” thật tình cờ. Năm 1933, một kỹ sư giao thông người Anh tên là Percy Shaw lái xe về nhà trong đêm sương mù dày đặc. Tới một chỗ ngoặt gấp khúc, bên phải là sườn dốc đứng. Shaw không nhìn thấy đường, chiếc xe có thể lao xuống hẻm bất cứ lúc nào. Đang lo sợ tai nạn xảy ra thì đột nhiên ánh sáng đèn ô tô chiếu vào một con mèo đang ngồi trên bờ rào. Chính ánh sáng phản chiếu từ mắt mèo soi rõ con đường đã cứu ông thoát khỏi hiểm họa trong gang tấc.
 
Dụng cụ mở nắp hộp
 
 
Đứng ở vị trí số 2 trong bảng xếp hạng, chính là dụng cụ mở nắp hộp – một đồ vật vô cùng quen thuộc, mà không ít người nghĩ đó là một phát minh không mấy quan trọng. Thế nhưng phải nói rằng, trong mỗi gian bếp của chúng ta chẳng bao giờ thiếu được dụng cụ này. Vượt qua rất nhiều dụng cụ “vặn, mở” khác, William Lyman người phát minh ra chiếc mở nắp hộp vào năm 1870 đã được trao bằng sáng chế. Nếu không có phát minh của Lyman thì việc Peter Durand nghĩ ra lon đựng vào năm 1810 có lẽ cũng không phải là bước tiến đáng chú ý. Sự kết hợp giữa cái mở lon và lon đựng đồ một cách tự nhiên và hữu dụng đã làm nổi bật tên tuổi của Lyman.
 
Dây cáp hãm phanh cho thang máy
 
 
Elisha Graves Otis không phải là người phát minh ra thang máy, nhưng chính ông đã mang lại tính an toàn cho nó. Ngày nay, người ta chẳng thấy lo sợ gì khi đi thang máy từ những tầng cao ngút xuống mặt đất, thế nhưng trước khi Otis phát minh ra dây cáp hãm phanh thì việc đó lại là mối lo ngại lớn. Phát minh của Otis đã tạo nên một hệ thống phanh an toàn khi đứt cáp, tránh việc rơi thang đột ngột. Nếu không có hệ thống phanh kích hoạt dựa trên sức căng, thì chúng ta không thể được chiêm ngưỡng những đường chân trời tạo bởi các tòa cao ốc như ngày nay. Đó là lý do mà hệ thống phanh thang máy an toàn được xếp ở vị trí số 1 trong danh sách này.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày