Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đây được coi là ngày có thời điểm khí dương thịnh nhất trong năm, với thời gian Mặt trời chiếu sáng dài nhất. |
Ảnh trên là áp dụng theo phong tục Việt Nam. Còn theo truyền thuyết thì ngày 5/5 có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa. Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày 5/5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, người dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. |
Người ta quan niệm, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy, giun sán trong người sẽ chết hết vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ". |
Người ta làm bánh bằng gạo (gạo tẻ hoặc gạo nếp, tuỳ từng vùng) đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong. Bánh gio dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật. |
Cơm rượu nếp miền Bắc được nấu bằng gạo nếp với men rượu, ủ khoảng 2 ngày cho ngấm. Cơm rượu nếp miền Trung là những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt. Cơm rượu nếp miền Nam không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. |
Theo quan niệm, vào ngày này khí trời nóng nực (tiết Đại Thử) do nhiệt độ cao, người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để cân bằng nhiệt - hàn giữa Trời và Người. |
Bạn có thể xem thêm: |