“Thế giới thứ ba” là cụm từ dùng để chỉ các quốc gia, lãnh thổ còn nghèo, kém phát triển trên thế giới. Phần lớn các quốc gia thuộc thế giới này là nước châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông. Tới những đất nước này, bạn sẽ chứng kiến nhiều cảnh tượng éo le, buồn thảm, góc khuất về hành tinh của chúng ta.
Các nước “thế giới thứ ba” là những nước chịu hậu quả sâu sắc về thảm họa địa cầu: biến đổi khí hậu, chiến tranh và đặc biệt là gia tăng dân số. Theo dự đoán,
dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 9,3 tỷ người vào năm 2050, tức là thêm hẳn một đất nước Trung Quốc và Ấn Độ như hiện nay vào bản đồ dân số.
Dân số tăng chóng mặt chính là áp lực lớn nhất tại các quốc gia nghèo khổ. Từ những năm 1960 cho tới nay, dân số toàn cầu đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 7 tỷ người. Trong đó theo thống kê, gần 1 tỷ người bị đói kinh niên và mỗi năm, có khoảng 8 triệu người chết vì thiếu lương thực, tập trung chủ yếu tại “thế giới thứ ba”.
Trên bảng thống kê, tỉ lệ sinh con giảm trong quy mô chung. Nhưng trên thực tế, tỉ lệ này chủ yếu giảm mạnh ở các nước phương Tây, còn ở các nước châu Á, châu Phi, con số này này thậm chí không giảm mà còn tăng. Điều này sớm muộn sẽ dẫn tới một thế giới phân cực, mất cân bằng.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc đã đưa ra một con số rất đáng báo động và suy ngẫm: trong thành phần dân số, khoảng 3 tỷ người đang ở độ tuổi dưới 25 - độ tuổi sinh sản. Niềm vui có được nguồn lao động dồi dào thì ít mà nỗi ám ảnh về bùng nổ dân số mới thật đáng ngại.
Tính riêng Ấn Độ, người ta ước đoán dân số nước này sẽ đạt đỉnh vào năm 2060, vượt cả dân số Trung Quốc. Một bang miền Bắc Ấn Độ là Uttar Pradesh sẽ có khoảng 200 triệu người dân, tương đương với quốc gia có dân số đông, đứng thứ 5 thế giới.
Dường như những biện pháp tránh thai có lẽ không mấy hiệu quả và quá đắt đỏ đối với người nghèo. Trung bình một phụ nữ Ấn Độ có tới 2,5 đứa con trong đời. Con số này chưa bằng một nửa tại Somalia, nơi một phụ nữ có tới hơn 6 đứa con là bình thường.
Hiện tại, khoảng cách giữa các nước ở “thế giới thứ ba” với phần còn lại đang ngày một xa. Tại Nigeria, chỉ có 8% phụ nữ biết và sử dụng các biện pháp tránh thai, bằng đúng 1/9 lần so với Mĩ.
Bất chấp đại dịch AIDS, sự nghèo đói, thảm họa thiên nhiên, dân số lục địa đen vẫn sẽ tăng thêm khoảng 1 tỷ người. Người ta đẻ nhiều con với mong muốn thoát nghèo, nhưng sự thật thì không phải như vậy.
Đất canh tác trên thế giới đang ngày càng giảm do sự mở rộng của các đô thị cũng như sa mạc hóa. Dân số gia tăng cũng đồng nghĩa với số lượng các khu ổ chuột, trại tị nạn, số người chết đói, suy dinh dưỡng… tăng lên từng ngày.
Một thập kỉ trước, Kibera từng là một rừng keo và vùng chăn thả gia súc. Vậy mà giờ đây, nó là trại tị nạn lớn nhất Kenya. Nơi này tràn ngập mùi hôi thối của các loại rác thải, bệnh tật, mồ hôi con người…
Cận cảnh hai vợ chồng người Ấn Độ Ramjee và Mamta. Họ lấy nhau khi anh Ramjee (11 tuổi) và chị Mamta mới 10 tuổi. Họ sinh con đầu lòng khi 13 tuổi và chắc chắn sẽ không dừng lại ở hai con.
Ở rất nhiều vùng, người ta quan niệm rằng, sinh càng nhiều con là càng giàu, càng tốt. Chị Mamta chia sẻ: “Nếu có từ 10-15 người con trai thì đó quả thực là một điềm lành”.
Toàn nhân loại đang có những hành động hết sức cấp thiết trước thực trạng trên. Tuy nhiên, các chuyên gia ví von dân số thế giới như một đoàn tàu, mặc dù hãm phanh nhưng sẽ mất một khoảng thời gian không nhỏ để hãm đà và ổn định. Người ta dự đoán dân số thế giới sẽ ngừng tăng vào năm 2075.
Câu hỏi được đặt ra là sẽ tồn tại tương lai thế nào giành cho những thế hệ sau chúng ta? Đây vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ mà các nhà hoạch định dân số đang cố công đi tìm câu trả lời.
Bạn có thể xem thêm: