Bắc Cực và
Nam Cực - hai địa danh chỉ nghe tên thôi người ta cũng đã cảm nhận được cái lạnh buốt giá của những cơn gió, dòng sông băng, núi băng vĩ đại nơi đây.
Tuy nhiên, chính những điều này lại là nguồn cảm hứng cho các nhà nhiếp ảnh ghi lại khoảnh khắc thật kỳ diệu, đầy cảm hứng.
Nhiếp ảnh gia Dave Walsh tại triển lãm ở Cooper House sẽ giúp chúng ta có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật thực sự từ chính sự sống khắc nghiệt chốn địa cực…
Dave gọi đây là tảng băng hình rồng. Nó là tảng băng trôi bí ẩn, đang bị mắc kẹt trong một vịnh hẹp được chụp lẫn trong sương mù và chỉ nhìn thấy được loáng thoáng. Tảng băng này đang trôi qua sông băng Kangerdlugssuaq - một trong những sông băng trôi nhanh nhất ở Greenland.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời của loài chim nhạn biển tại Ny-Ålesund, Svalbard, cách Bắc Cực 1.200km.
Hàng năm, loài chim này đều thực hiện chuyến di cư tới Nam Cực, lên tới 70.000km, dài nhất trong tất cả các loài vật.
Trong suốt quãng đời của mình, loài chim này sẽ bay tổng cộng 2,4 triệu km - tương đương với 3 chuyến đi từ Trái đất đến Mặt trăng và trở về.
Tảng băng này từng là một phần của thềm băng Nam Cực. Sau khi sụp đổ, nó đã trôi tới vùng biển phía Nam, gần cửa biển Ross, Nam Cực.
Dòng sông xanh này chảy dọc theo một núi băng đang trôi nổi trên biển. Đó là một trong những núi băng ở vùng hẻo lánh nhất của Greenland, Petermann. Phiến băng lớn này rộng tới 80km, vào tháng 7/2012 đã bị vỡ và trôi nổi tự do về phía Bắc.
“Người khổng lồ say ngủ” là tên được đặt cho bức ảnh này. Bức ảnh lấy ý tưởng từ hình bóng trên vách đá Tailenguak đổ lên một tảng băng trôi trong lưu vực sông Kane - vốn tách ra từ sông băng Humboldt rộng 109km ở Greenland - một trong những dòng sông băng lớn nhất ở Bắc bán cầu.
Từ boong tàu Arctic Sunrise trên sông Kane, bức ảnh chụp lại một trong những sinh vật hiếm hoi chịu được cái lạnh địa cực - gấu trắng trong ánh bình minh.
Một khu vực rộng lớn với những tảng băng đứng dựng nằm ở phía Tây Bắc Greenland, trên lưu vực sông Kane. Người xem có cảm giác như đây chính là một nghĩa trang băng vậy.
Tuyết bị nén trong hàng ngàn năm, đông cứng trong những tảng băng. Khi không khí bị ép ngược ra ngoài, các tinh thể băng đá lớn dần, hấp thụ hết các dải màu quang phổ, chỉ để màu xanh bị khúc xạ tạo nên màu sắc có 1-0-2 cho tảng băng này.
Tảng băng trôi khổng lồ này khiến người ta liên tưởng tới bức tranh của họa sĩ Böcklin: “hòn đảo chết chóc”. Đó là hòn đảo kỳ lạ, yên tĩnh tới mức chỉ một tiếng gõ cửa cũng có thể khiến người ta giật mình.
Đây là hầm chứa đựng 4,5 triệu hạt giống từ khắp nơi trên thế giới, nép mình bên núi đá rêu Plataberger của Svalbard. Nó được sử dụng nhằm đề phòng trường hợp thiên tai, bệnh tật hoặc chiến tranh toàn cầu xảy ra.
Chú hải mã này đang say ngủ vào một chiều chủ nhật ở Poole-Pynten, đảo Prins Karls Forland. Việc săn bắn không ngừng của con người sẽ đẩy loài động vật quý này tới nguy cơ tuyệt chủng rất lớn.
Bức ảnh “Top of the world” được chụp năm 2010, mô tả khung cảnh đảo Parry, trong quần đảo Sjuøyane, phía Đông Bắc Svalbard đang bị bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
Bạn có thể xem thêm: