Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới

Việt Anh, Theo Pháp luật xã hội 00:00 03/03/2014

Thêm một ngày, thêm một giờ là thêm hàng ngàn loài động vật quý hiếm thiệt mạng vì săn bắn trái phép…

Con người đang sống trong một thế giới hiện đại, văn minh và đầy đủ tiện nghi. Nhu cầu chúng ta không còn dừng lại ở ăn, uống, nơi ở mà đã vươn tới cái đẹp, quyền lực, sở thích cá nhân…

Điều đó không xấu nhưng vô tình đã biến thiên nhiên, trong đó có các loài động vật trở thành nạn nhân. Để thỏa mãn sự ích kỷ của một số người, nạn săn bắn trộm ra đời, hàng trăm ngàn các loài động vật quý hiếm ngã xuống vì hai chữ “lợi nhuận”.
 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 1
Bản đồ phân bố tê giác trên thế giới hiện nay.

Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 2 

Trên thế giới, hiện nay chỉ còn đúng 5 loài tê giác sống sót với số lượng cực kỳ ít ỏi: tê giác Java (35-45 con ở Indonesia), tê giác Sumatra (ít hơn 100 cá thể), tê giác Ấn Độ (hơn 3.000 con), tê giác đen (5.055 con) và tê giác trắng (khoảng 20.405 con). Ngay tại Việt Nam, con tê giác Java cuối cùng cũng đã qua đời năm 2010, khiến tê giác hoàn toàn tuyệt chủng ở nước ta.

 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 3
 
Một bộ phận lớn người Á Đông tin rằng, sừng tê giác mài hoặc tán thành bột, ngâm rượu uống có thể chữa bách bệnh, kể cả ung thư... 

Hệ quả là một số nước châu Á trở thành thị trường lớn nhất cho những kẻ săn bắt và buôn lậu sừng tê giác. Ước tính giá một kg sừng tê giác lên tới 65.000 USD (tương đương 1,3 tỷ đồng), còn đắt hơn vàng và cocaine rất nhiều.

 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 4
 
Theo các chuyên gia khoa học, sừng tê giác không có công dụng thần kỳ tới vậy. Nó được cấu tạo từ sừng, giống như móng tay, móng chân con người và chưa có nghiên cứu nào thừa nhận tác dụng của loại “thuốc tiên” này. 

Theo Đông y, sừng tê giác mang tính lạnh nếu ngâm với rượu mang tính nóng có thể gây đột tử bất ngờ.


 

Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 5
 
Chỉ tính riêng trong năm 2013, cứ chưa đầy 8 giờ lại có một chú tê giác ngã xuống vì bị săn trộm, tức là tương đương 1.004 cá thể thiệt mạng/năm. 

Thậm chí, vườn quốc gia Namibia do không đủ tiền trang trải hoạt động bảo tồn đã sẵn sàng đấu giá quyền săn tê giác đen lên tới 350.000 USD (khoảng 7,2 tỷ VND).

 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 6
 
Cùng chung số phận như tê giác, thậm chí có phần nguy cấp hơn đó chính là chúa tể rừng xanh - hổ. Theo ước tính của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) năm 2011, trên thế giới hiện nay chỉ còn 3.200 cá thể hổ sống trong môi trường hoang dã, riêng tại Việt Nam con số này là 30 cá thể. Số lượng này đã giảm tới 95% so với đầu thế kỷ XX.

 

Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 7 

Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 8 

Nạn săn bắn hổ trái phép xuất phát từ quan niệm cổ xưa của người phương Đông về hổ. Theo đó, mọi bộ phận của chúa tể sơn lâm đều có tác dụng thần kỳ như xương nấu cao, thịt, tim ăn vào đại bổ, pín hổ bổ thận tráng dương, nanh hổ trừ tà, da hổ làm áo choàng, râu hổ chữa đau răng… 

Ước tính ngành kinh doanh liên quan tới hổ có giá trị lên đến 5 triệu USD (khoảng 104 tỷ đồng) mỗi năm.

 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 9
 
Hình ảnh một chú hổ nhỏ 6 tháng tuổi bị mất chân trước bên phải vì mắc phải bẫy do thợ săn đặt. Nó không thể săn mồi trong tự nhiên và sẽ phải sống nốt phần đời còn lại trong vườn thú tại Java (Indonesia).

 Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 10 

Bên cạnh hổ, tê giác, voi cũng là một trong những nạn nhân “truyền thống” của săn bắt trộm động vật quý hiếm. Cặp ngà của voi rất quý, vào thời điểm năm 2010 giá của 1kg ngà voi cắt miếng lên tới 1.863 USD (gần 40 triệu VND). 

Từ một loài động vật phổ biến trên các thảo nguyên, trong rừng, voi dần trở thành một loài động vật quý hiếm, xếp top 8 loài động vật ở hạng “cực kỳ nguy hiểm” trong Sách Đỏ.

 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 11
 
Nạn săn bắn voi trái phép diễn ra chủ yếu tại các quốc gia châu Phi. Trong năm 2013, có tới 22.000 cá thể voi thiệt mạng vì những cuộc săn trộm. Vì lợi nhuận mà một số nhân viên ở vườn quốc gia châu Phi không những đẩy mạnh hoạt động bảo tồn mà trái lại còn tiếp tay cho kẻ giàu có độc ác. 

Tại một số nước Nam Phi như Kenya, Tanzania, người ta cho phép bạn săn những con voi già yếu nếu như trả 50.000 USD (khoảng hơn 1 tỷ VND).

 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 12
 
Thực trạng săn bắt động vật quý hiếm "gây kinh hãi" trên thế giới 13
 
Ngà voi thu được từ những chuyến đi săn như vậy được buôn lậu về châu Á, thiên đường của những kẻ săn trộm voi. Tại đây, ngà voi được gia công, điêu khắc và bán dưới dạng các tác phẩm nghệ thuật với giá rất cao. Một chiếc ngà voi lớn có thể mang lại lợi nhuận cho người bán khoản tiền lên tới 6.000 USD (tương đương 126 triệu VND).

Tạm kết: Tê giác, hổ, voi và các loài động vật quý hiếm khác đang từng ngày, từng giờ bước tới bờ vực tuyệt chủng. Sẽ ra sao nếu Trái đất này chỉ còn mỗi con người? 

Bởi vậy chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ các loài động vật trên thế giới bằng cách nói KHÔNG với các sản phẩm từ động vật và báo với cơ quan chức năng về bất cứ vụ việc săn bắt trái phép nào mà bạn biết.
 
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Save The Rhino, Feature Shoot, National Geographic...