Thử nghiệm "kinh hoàng" của phi hành gia Sao Hỏa

Tôm, Theo Mask Online 12:01 14/02/2013

Một chuyến bay thử nghiệm đến Sao Hỏa đã mang đến những kết quả bất ngờ về sức khỏe của các phi hành gia.

Như chúng ta đã biết, vào cuối năm 2012, con người đã lần đầu tiên phóng thành công một vệ tinh đáp xuống Sao Hỏa. Đó chính là tiền đề cho bước tiến tới tương lai, khi chúng ta cũng có thể làm việc tương tự với vệ tinh có người lái.

Theo tính toán của các nhà khoa học, chuyến đi tới Sao Hỏa có người lái nếu được tiến hành sẽ kéo dài trong thời gian ít nhất là 8 tháng. Điều mà người ta thắc mắc là liệu các phi hành gia sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi phải ở ngoài không gian lâu như thế?

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa
"Phi hành đoàn" của Mars500.
 
Để kiểm chứng cho điều này, sáu thành viên bao gồm ba người Nga, hai người châu Âu và một người Trung Quốc đã tham gia một dự án trị giá 10 triệu USD ( khoảng 208 tỷ VND) có tên Mars500. Dự án này được thực hiện bởi Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và học viện về những vấn đề sinh học của Nga. 
 
thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa
Cấu tạo bên trong Mars500.
 
6 thành viên này sẽ sống trong một “trạm không gian ảo” - khu vực được thiết kế đặc biệt để giả lập môi trường ngoài không gian.

Dự án này kéo dài trong vòng 520 ngày và cách thức giao tiếp duy nhất với thế giới bên ngoài là thông qua Internet và đường dây điện thoại đã được hiệu chỉnh để bị chậm 20 phút cho phù hợp với thực tế.

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa
Toàn cảnh Mars500 nhìn từ bên ngoài.
 
Trong suốt quá trình thử nghiệm, những phi hành gia sẽ có những bài kiểm tra thể chất, sức khỏe và tâm lý mỗi ngày để kiểm tra xem con người bị ảnh hưởng thế nào trong những chuyến đi dài ra ngoài không gian.

Họ được trang bị dàn DVD, sách nhiều thể loại, dàn máy chơi game để “chống chán”. Ngoài ra, thức ăn họ dùng cũng chính là những loại thức ăn đóng gói được dùng trong các cuộc du hành vũ trụ thực tế.
 
thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa
Những loại thức ăn được dùng trong các chuyến du hành vũ trụ.

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa
Những món ăn chẳng hấp dẫn chút nào vì đa số đều ở dạng "sền sệt" và được đựng trong các loại ống, túi kín.

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa

Sau khi cuộc thử nghiệm kết thúc, các nhà khoa học phát hiện ra, ngoài những tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, phi hành gia phải chuẩn bị để đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn. Dễ thấy nhất là việc ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động của cơ thể.

Trên tay mỗi phi hành gia thử nghiệm có một thiết bị như chiếc vòng đeo tay. Thiết bị này có nhiệm vụ ghi lại toàn bộ hoạt động của cơ thể trên mỗi phút. Từ số liệu đó, các nhà khoa học nhận xét và kiểm tra sự thay đổi của cơ thể dưới áp lực của stress, sự "tù túng" mà những phi hành gia có thể phải đối mặt trong tương lai.

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa

Ngoài ra, dữ liệu của thiết bị đặc biệt này còn ghi lại rất nhiều chi tiết về cuộc sống của các phi hành gia trên “trạm không gian ảo” như thói quen khi ngủ, hoạt động vật lý, hoạt động trí óc và cả phản ứng với ánh sáng môi trường.

Với kết quả chi tiết như vậy, các nhà khoa học dễ dàng nhận ra những dấu hiệu bất lợi cho cơ thể người, bao gồm cả chứng giảm thiểu vận động. Đây là một dạng triệu chứng mà người mắc phải cảm thấy dễ buồn ngủ, lười vận động, ít động lực và có phần ngại ánh sáng.

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa

Những phi hành gia thử nghiệm có khuynh hướng ít di chuyển hơn khi họ thức, thay vào đó là những hoạt động tại chỗ như chơi game, đọc sách hoặc xem phim. Những vòng tay đặc biệt với cảm biến ánh sáng đã cho thấy, càng lúc họ càng ngại đi đến vùng sáng của “trạm không gian ảo”.

Trong những tháng cuối cùng của cuộc thử nghiệm, các phi hành gia ngủ nhiều hơn so với thời gian đầu thử nghiệm khoảng một giờ mỗi ngày. Có người bị thay đổi đồng hồ sinh học của mình đúng 24 tiếng, nghĩa là họ thức khi những người khác chuẩn bị ngủ hay có trường hợp lại rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên.

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa

Những thông số thu được khiến các nhà khoa học cảm thấy lo lắng và tin rằng, họ còn rất nhiều điều phải làm trước khi nghĩ đến chuyến bay “dài hơi” đưa con người tới Sao Hỏa.

Chưa kể đến những vấn đề không lường trước ngoài vũ trụ xa xôi, chỉ riêng vấn đề về sự ổn định giấc ngủ cũng có thể khiến nhiệm vụ thất bại hoàn toàn.

thu-nghiem-kinh-hoang-cua-phi-hanh-gia-sao-hoa

Lý do rất dễ hiểu, ngoài gây mất tập trung, việc mỗi thành viên có thời gian biểu sinh hoạt khác nhau sẽ khiến khả năng hoạt động nhóm giảm sút nghiêm trọng, tăng nguy cơ gặp phải những tai nạn và chấn thương khi đi vào thực tế.

Đây chắc chắn là những điều mà các phi hành gia trong chuyến đi đến Sao Hỏa trong tương lai phải đối mặt bởi họ phải sống tại nơi có thời gian một ngày là khoảng 25 tiếng. Nếu “tự động” chỉnh lại đồng hồ sinh học cho phù hợp với Sao Hỏa, chắc chắn sức khỏe tâm sinh lý của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tất nhiên, với hiểu biết của các nhà khoa học, những khó khăn này không phải là không có cách khắc phục. Trước mắt, những giải pháp như dùng đèn màu xanh dương để giả lập ánh sáng Trái đất cũng như bắt buộc phi hành đoàn phải thực hiện nghiêm ngặt thời gian biểu chung được đề ra nhằm giảm thiểu khả năng đồng hồ sinh học của họ bị ảnh hường do thời gian trên Sao Hỏa.


Bạn có thể xem thêm: