Nắng,
mây, mưa, gió… vốn là những hiện tượng thiên nhiên tưởng chừng rất khó có thể kiểm soát. Thế nhưng, với khoa học thì không có điều gì là không thể.
Thực tế, chỉ cần vận dụng một chút kiến thức vật lý và hóa học là bạn đã có thể giỏi hơn cả Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Trong khi Ngộ Không mất hàng năm trời để có thể cưỡi được mây thì trong vòng chưa đầy 5 phút, bạn có thể nhốt cả "cân đẩu vân" vào trong một chai nước.
Hiện thực hóa khả năng đó ra sao, hãy cùng theo dõi video
thí nghiệm dưới đây nhé!
Vì sao lại thế?
Thí nghiệm trên dựa trên nguyên lý tạo mây ngoài tự nhiên. Theo đó, hơi nước bốc lên cao và va chạm với các hạt bụi trong không khí. Khi không khí bão hòa, hơi nước không thể hấp thụ sẽ ngưng thành giọt quanh các hạt bụi và tụ thành đám, gọi là mây.
Ở trường hợp này, các phân tử cồn y tế trong chai rỗng có bản chất tương tự hạt bụi trong bầu khí quyển. Khi ta bơm không khí vào chai, các phân tử hơi nước va chạm với các phân tử cồn. Ta không thấy mây hình thành là bởi không khí trong chai chưa tới giới hạn bão hòa nên hơi nước chưa ngưng tụ.
Khi ta rút đột ngột nắp chai, nhiệt độ trong chai giảm rất mạnh làm giới hạn bão hòa giảm xuống. Hệ quả là không khí trong chai không thể chứa thêm hơi nước, dẫn tới các phân tử này ngưng tụ nhanh chóng thành giọt quanh các phân tử cồn tạo nên một đám mây bồng bềnh trong chai.
Nguồn: ScienceDump