Được sánh ngang với những băng đảng tội phạm nổi tiếng trên thế giới như mafia ở Mỹ, La Cosa Nostra tại Italy, Hội Tam Hoàng ở Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc... Yakuza (Nhật Bản) được coi là một tổ chức tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất trên toàn cầu.
Với lịch sử hoạt động hơn 300 năm và những nguyên tắc chặt chẽ tương tự mafia, Yakuza vẫn đang ngày càng lớn mạnh và mở rộng thêm tầm ảnh hưởng.
Vào thời kỳ Edo (1603 - 1867), Yakuza gồm những nhóm tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên, sau đó làm lính đánh thuê cho các sứ quân.
Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê.
Đánh mất tinh thần thượng võ, những người này hành động với mục đích duy nhất là kiếm tiền. Không những vậy, sự tàn ác cùng với bản chất xấu biến họ trở thành ác quỷ dưới sự sai khiến của đồng tiền.
Trang phục của Yakuza thường là màu đen. Tuy nhiên, khi lượng “binh sĩ hắc ám” không còn được quan phủ sử dụng vào thời Tokugawa (1543 - 1616) , họ trở thành đội quân cướp phá khổng lồ, sẵn sàng tàn phá, cướp bóc bất kể vùng đất nào mà họ đi qua. Đây chính là tiền thân cho mafia Nhật Bản sau này.
Yakuza với góc nhìn thời hiện đại
Mới đây, Anton Kusters - nhà báo, nhiếp ảnh gia người Hà Lan đã đem đến cho độc giả những bức ảnh chân thực với cái nhìn mới, hiểu hơn về thế giới mafia ngầm ở Nhật Bản - Yakuza.
Anton đã không ngần ngại sống chung gần 2 năm với Yakuza Nhật, mọi hành động của ông đều bị giám sát, ông được phép chụp hình nhưng chỉ được đưa những hình mà Yakuza cho phép ra trước công chúng.
Yakuza đẩy mạnh các hoạt động cướp bóc, bảo kê và tống tiền.
Đầu thế kỷ XX, nhiều ông trùm Yakuza ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Kể từ đó, từ chỗ chỉ là những tên tội phạm đường phố, Yakuza đã chính thức tham gia vào những biến cố chính trị.
Khi trở thành tổ chức và hoạt động quy củ, Yakuza đẩy mạnh các hoạt động cướp bóc, bảo kê và tống tiền. Khi tới thời điểm này, tinh thần thượng võ hoàn toàn biến mất bên trong những chiến binh tàn bạo.
Thậm chí, họ còn tự hào khi nhận cái tên Yakuza - những kẻ thất bại, bị xã hội ruồng bỏ.
Giống như các tổ chức tội phạm khác, Yakuza có mặt ở các lĩnh vực phi pháp của đời sống xã hội. Những tổ chức này đứng sau hàng loạt tội ác, từ tống tiền, bảo kê đánh bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, buôn ma túy, mại dâm, buôn vũ khí tới kinh doanh bất động sản, thể thao hay giải trí.
Tuy nhiên, những kẻ cặn bã của xã hội không dễ dàng được dung nạp vào hàng ngũ Yakuza. Không đơn thuần chỉ là sự tàn ác và manh động, kẻ muốn gia nhập Yakuza phải thực sự mang trong mình bản lĩnh hơn người.
Thử thách đầu tiên đối với những kẻ được chọn vào hàng ngũ Yakuza là việc xăm mình. Những hình xăm cầu kỳ chiếm phần lớn diện tích cơ thể khiến khổ chủ vô cùng đau đớn. Nếu không thể vượt qua thử thách này, kẻ đó không có tư cách gia nhập Yakuza.
Phần lớn những người đến xăm đều muốn sở hữu hình rồng, hình phượng hay hình cá chép, những biểu tượng từng là quyền lực trong giới Yakuza Nhật Bản.
Do hoạt động theo phương thức gia đình mà ông chủ chính là người cha, các thành viên của Yakuza phải tuyệt đối trung thành với người thủ lĩnh.
Khi lễ kết nạp kết thúc, những thành viên của Yakuza có nghĩa vụ gắn bó cả cuộc đời với tổ chức và phải tuyệt đối trung thành.
Thông thường các Yakuza gặp nhau trong buồng tắm. Tại đây họ để lộ các vết xăm và chứng minh, họ không mang vũ khí.
Không những vậy, cả gia đình của Yakuza đều có nghĩa vụ phục vụ tổ chức, phục tùng ông trùm. Nếu một Yakuza không may thiệt mạng, cả băng nhóm có trách nhiệm giúp đỡ, bao bọc gia đình của người đó.
Một điều đặc biệt của các thành viên Yakuza giúp ta có thể nhận dạng dễ dàng đó là phần lớn đều có ngón tay út ngắn hơn bình thường hoặc mất hẳn.
Nguyên do của điều này là theo luật của mafia Nhật, bất kỳ thành viên nào không tuân lệnh cấp trên, lệnh của các ông trùm đều phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những lần vi phạm sau sẽ lần lượt lấy đi đốt tiếp theo của cả 2 ngón tay út và có khi ở các ngón khác.
Vì hoạt động theo hình thức gia đình nên mâu thuẫn giữa các thành viên trong cùng băng nhóm gần như không xảy ra. Tuy nhiên, với số lượng lên tới hàng trăm nghìn thành viên cùng hàng nghìn gia đình, việc chém giết tranh giành địa bàn của Yakuza xảy ra khá thường xuyên.
Tuy nhiên, ít người biết rằng, trong hai thảm họa ghê gớm động đất Kobe 1995 và động đất, sóng thần Tohoku 2011, Yakuza là những người đầu tiên gửi hàng cứu trợ đến cho các nạn nhân của thảm họa.
Họ làm điều này một cách lặng lẽ và nhanh chóng. Một nhà nghiên cứu về Yakuza cho biết, họ làm điều này hoàn toàn tự nguyện chứ không phải để quảng bá tên tuổi.