Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh

Bích Đào, Theo Mask Online 12:02 01/02/2013

Ở đây, những "tội nhân mất trí" phải trải qua những phương pháp điều trị tàn bạo, bị lạm dụng và bỏ bê không thương tiếc...

Trong một lần tìm kiếm toà nhà bỏ hoang làm bối cảnh chụp ảnh, nhiếp ảnh gia người Italia - Romina Diaz đã tới thăm vùng nông thôn Tuscany, Italy. Bất ngờ thay khi cô tìm thấy một khu nhà thương điên cũ được cho là nơi từng chữa trị, giam cầm những "tội nhân mất trí" trong chiến tranh.

Mặc dù Romina Diaz không tiết lộ tên chính thức của khu nhà nhưng cô đã khiến người xem hiểu và cảm nhận được cách "chăm sóc" bệnh nhân ở đây.

Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 1

Thuật ngữ “tội nhân mất trí” bị coi là lỗi thời ở một số nơi và nó không còn được công nhận bởi ngành Pháp lý cũng như Y học Quốc tế. 

Mặc dù vậy, cụm từ này vẫn được giới truyền thông và công chúng nói chung sử dụng trên khắp thế giới. "Tội nhân mất trí" được sử dụng để chỉ những người phạm tội do mắc bệnh tâm thần.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 2

Tại Italy, cơ sở chuyên ngành đầu tiên dùng để giam giữ những phạm nhân này được mở cửa vào năm 1876 như một phần của trại tị nạn nằm ở Aversa.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 3

Các nhà nhân chủng học tội phạm vào thời gian này tin rằng, tội phạm là một căn bệnh và nó có thể được chữa khỏi bằng việc điều trị. Hai phương pháp điều trị nổi tiếng của thế kỷ XX đã được sử dụng ở đây là liệu pháp co dãn (ETC) và phẫu thuật thần kinh.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 4

Phương pháp ETC được phát minh vào năm 1938 bởi hai nhà thần kinh, tâm thần học Ugo Cerletti và Lucio Bini. Liệu pháp này khiến bệnh nhân trở nên ngoan ngoãn, dễ kiểm soát nhưng có tác dụng phụ tiêu cực - gây tổn thương não và mất trí nhớ. Mặc dù vậy, ETC vẫn trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho những người được chuẩn đoán là một “tội nhân mất trí”.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 5

Một phương pháp điều trị khác được coi là khá man rợ và gây ra tác hại nặng đối với bệnh nhân là gây động kinh bằng metrazol.

Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được tiêm vào người chất metrazol - chất tạo ảo giác hung bạo đến nỗi 42% bệnh nhân bị gẫy cột sống sau khi tiêm.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 6

Biện pháp thường được nhắc đến nhiều nhất là phương pháp loại bỏ một phần bộ não của bệnh nhân. Họ sẽ sử dụng dụng cụ phẫu thuật có đầu nhỏ trượt vào phía dưới mí mắt, xuyên qua các mô mềm vào xương. Cuối cùng là khâu cắt đứt vỏ não, loại bỏ phần một phần bộ não bệnh nhân. Việc này được thực hiện ở lần lượt cả hai bên mắt.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 7

Những biện pháp điều trị tàn nhẫn và tồi tệ này không hề mang lại kết quả tốt nào, nhưng vào thời kì bấy giờ, mục tiêu của chúng được cho là "giúp đỡ" bệnh nhân.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 8

Từ năm 1906 - 1917, bác sĩ tâm thần người Ý - Giuseppe Paravicini tiết lộ, ông đã thực hiện rất nhiều ca “phẫu thuật” liên quan tới việc cắt bỏ những phần của cơ thể bệnh nhân như tai, tay và thậm chí cả đầu. Ông còn ướp xác bệnh nhân trong khi họ vẫn đang sống.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 9

Ngày nay, rất nhiều người tin rằng, không còn một nhà thương điên dành cho tội phạm nào trên đất nước họ nhưng trên thực tế vẫn có 5 trung tâm còn hoạt động.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 10

Tuy rằng điều kiện ngày nay đã tốt hơn nhiều so với trước kia, các bệnh nhân sống ở các nhà thương điên như vậy vẫn phải chịu đựng một môi trường khắc nghiệt.

Phòng ốc nhỏ hẹp không mang tính cá nhân, nguồn thức ăn nghèo nàn, mức độ vệ sinh kém cùng sự khó khăn về giao tiếp khiến những người bệnh thường ở trong trạng thái trầm cảm.


Thăm nhà thương điên bỏ hoang thời chiến tranh 11

Rõ ràng, sự tồn tại của những nhà thương điên dành cho tội phạm là không hề sai trái nhưng họ không bao giờ nên bị đối xử một cách thiếu nhân tính, trải qua các phương pháp điều trị tàn bạo, bị lạm dụng và bỏ bê như vậy. Khung cảnh ám ảnh của nhà thương điên bỏ hoang này là minh chứng rõ ràng nhất.


Bạn có thể xem thêm: