Sự "siêu phàm" của ngô mà ít người biết đến

Vũ Nam, Theo 00:01 07/11/2010

Ngô từ lâu đã được chứng minh là một loại thực phẩm bổ dưỡng không thua gì gạo, nhưng bạn có biết ngô cũng được dùng để sản xuất... giấy, kem đánh răng, mỹ phẩm và rất nhiều thứ khác nữa! <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ biết rằng ngô là một trong số các loại cây lương thực được trồng khá phổ biến trên thế giới, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con người và gia súc. Tuy nhiên, ngô còn khá nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa hề biết đến nữa cơ, vậy chúng ta xem thực hư thế nào nhé!



1. Giấy

Bạn có bao giờ nghĩ rằng nguyên liệu để sản xuất ra những chiếc cốc giấy dùng một lần lại là từ tinh bột ngô không? Pyrodextrins – trong thành phần tinh bột ngô, là một chất có đặc tính keo dính mạnh và có độ nhớt cao, nên nó được coi là một loại nguyên liệu đặc biệt hữu ích trong việc sản xuất giấy tráng.
 
Ngoài ra, pyrodextrins cũng được sử dụng để tạo ra các lớp keo dính ở mặt sau mỗi con tem, hay miệng của những chiếc phong bì mà ta thường thấy nữa đó.


Cốc giấy có thành phần đến từ tinh bột ngô nhé!

2. Bugi

Ở phần thân của mỗi chiếc bugi, chúng ta thường thấy có một lớp sứ bọc quanh – nhưng đây không phải loại sứ thông thường đâu nhé, nó được làm từ tinh bột ngô đấy 


Lớp sứ mầu đỏ trên thân chiếc bugi được làm từ tinh bột ngô đấy 

3. Lốp cao su

Đừng nghĩ rằng trong thành phần những chiếc lốp xe có chứa tinh bột ngô. Người ta chỉ sử dụng tinh bột ngô để rắc đều lên những chiếc khuôn lốp trước khi đổ cao su vào, đề ngăn không cho cao su dính vào khuôn mà thôi.


Xem ra ngô "phủ sóng" rộng quá đi mất thôi!

4. Kem đánh răng
 
Đường dextrose – một loại đường được chế biến từ tinh bột ngô, có độ ngọt dịu và thường được dành riêng cho các bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, nó không chỉ có mỗi công dụng đấy đâu các bạn ạ. Đường dextrose còn được sử dụng để tạo nên sorbitol – một trong những thành phần chính có trong kem đánh răng của chúng ta.


Kem đánh răng cũng có "dính tí" ngô!

5. Sơn và véc ni

Tetrahydrofurfuryl là một loại nhựa được chiết xuất từ lõi ngô. Loại nhựa này được sử dụng khá nhiều trong ngành sản xuất sơn công nghiệp, dung môi cho thuốc nhuộm và véc ni.



6. Cà phê và trà hòa tan

Maltodextrins là loại đường thu được từ quá trình nghiền ướt các hạt ngô. Maltodextrins có độ tan vô hạn trong nước giống như đường dextrose, nhưng ít hoặc không có vị ngọt, do đó loại đường này thường được trộn lẫn với cà phê hoặc trà để tăng độ hòa tan mà không ảnh hưởng đến mùi vị của các loại đồ uống.


Các loại trà và cafe hòa tan đóng gói tiện lợi cũng nhờ ngô!

7. Thuốc trừ sâu, phân bón và mỹ phẩm
 
Lõi ngô, sau khi nghiền nhỏ trở thành một loại bột tương đối mịn và dễ hút ẩm. Chính nhờ đặc tính này lõi ngô trở thành một trong những loại nguyên liệu hữu ích trong quá trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, mỹ phẩm...

Mỹ phẩm làm từ tự nhiên thế này thì chị em cứ yên tâm mà xài!
 
8. Bia
 
Thành phần chính của bia gồm có nước, lúa mạch đã được mạch nha hóa, hoa bia và men bia. Tuy nhiên, do nhu cầu tạo ra các loại bia có nồng độ cồn thấp và ít hương vị người ta thường bổ xung thêm các chất phụ gia có gốc carbohydrate như: phụ gia khô (chủ yếu là tinh bột của các loại ngũ cốc, trong đó có ngô) và phụ gia lỏng, chẳng hạn như xi-rô ngô.


Cụng ly nào! Ngô muôn năm!

9. Dược phẩm
 
Hiện nay, tinh bột ngô được sử dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm, đặc biệt là bào chế thuốc aspirin (thuốc hạ sốt - chống viêm) và antibiotics (thuốc kháng sinh).
 
Tinh bột ngô sau khi được xử lý bằng các chất ôxy hóa - tạo thành tinh bột ôxy hóa, sẽ được sấy khô và sử dụng trong điều chế thuốc aspirin. Khi sử dụng, đường dextrose có trong aspirin sẽ được hòa tan trong máu, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm hoặc chống kết tập tiểu cầu.
 
Các hợp chất có nguồn gốc carbohydrate như xi-rô ngô, tinh bột ngô, đường dextrose,lactosesucrose được sử dụng rộng rãi trong việc điều chế thuốc kháng sinh. Chúng có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng và kích thích quá trình sản xuất kháng sinh cho cơ thể. Hiện tại, có trên 85 loại thuốc kháng sinh khác nhau được điều chế bằng cách sử dụng ngô cơ đấy.
 
Tinh bột ngô cũng được biết đến để làm lớp vỏ ngoài của thuốc dạng con nhộng, vỏ thuốc làm bằng tinh bột ngô sẽ tan dễ dàng khi vào cơ quan tiêu hóa, giúp thuốc có tác dụng mau lẹ hơn!



10. Trần thạch cao
 
Người ta thường sử dụng tinh bột ngô để pha trộn với bột thạch cao khan và nước để tạo thành vữa thạch cao. Hỗn hợp chất này sau khi phơi khô người ta sẽ thu được một loại vật liệu mầu trắng, và chỉ đơn giản được gọi là thạch cao. Tính keo dính mạnh, và độ nhớt cao của tinh bột ngô có tác dụng kiểm soát độ mất nước và tốc độ kết tinh của các tấm thạch cao trong quá trình được phơi khô.
 
Thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất. Nét nổi bật của sản phẩm này là rất đa dạng, đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật như chống cháy, chống ẩm, cách âm.