Các nhà khoa học đã nghiên cứu 25 chú sóc chó (prairie dog) đuôi đen tại Vườn thú Saint Louis kết luận rằng động vật thích được sự chú ý không khác gì con người.
Adam Eltorai từ Đại học Washington – người đứng đầu nghiên cứu, cho rằng càng thu hút nhiều người xem bao nhiều thì đôi sóc chó này càng muốn “thể hiện” bấy nhiêu.
Trong khi các nhà nghiên cứu từng dự đoán là chúng sẽ phải e dè và thận trọng hơn, nhưng rất ngạc nhiên khi chúng không hề bận tâm đến những người xung quanh. "Nhiều trường hợp, sóc chó có phản ứng giống hệt con người" – Tiến sĩ Eltorai phát biểu trên BBC.
Hai con chó đồng cỏ đuôi đen trao nhau một nụ hôn tại Vườn thú Calgary.
Khi nhiều người chứng kiến cảnh “thân mật” thì đôi sóc chó này “bạo” hơn rất nhiều, chúng biểu lộ tình cảm mãnh liệt hơn, ôm và hôn nhiều hơn. Sóc chó có nhiều trạng thái và “phong cách” tương tự như con người trong khi hôn, chẳng hạn như cách "chạm" môi, lưỡi.
Những phát hiện sau nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những con sóc chó “nói chuyện" với nhau cũng giống như khi con người giao tiếp.
...Cũng bày tỏ tình cảm mãnh liệt đấy chứ!
Loài sóc chó đuôi đen, được tìm thấy nhiều ở vùng thung lũng phía nam Saskatchewan và trên đồng cỏ của miền Tây Hoa Kỳ đến New Mexico.
Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng bảo vệ nhau qua quan sát tình huống bằng cách đứng trên một gò đất, cảnh báo kẻ thù với tiếng thét dữ dội. Ngôn ngữ của chúng rất phức tạp. Chúng sủa để mô tả màu sắc, kích cỡ, tốc độ và thậm chí cả các loài động vật ăn thịt.
Càng bị quan sát thì chúng sẽ càng "quyết liệt" hơn trong việc bày tỏ tình cảm
Giáo sư Con Slobodchikoff của Đại học Bắc Arizona đã nghiên cứu loài sóc chó trong 30 năm, cho biết: "Loài này chỉ được tìm thấy ở Bắc Mỹ, khi bị động vật ăn thịt tiếp cận môi trường sống chúng sẽ tìm cách để cảnh báo cho đồng loại. Ngoài ra, vốn từ vựng của chúng ít nhất là 100 từ".
Sóc chó không chỉ nằm trong danh sách cần được bảo vệ mà chúng còn là cuốn từ điển sống của ngôn ngữ và âm thanh.