Số phận của những xác chết nổi tiếng (Phần cuối)

Thủy Chip, Theo 00:00 05/01/2011
Chia sẻ

Đúng là một khi đã nổi tiếng và vĩ đại thì chẳng lúc nào được yên! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

“Của quý” của Napoleon
 
 
Thế giới bắt đầu quan tâm đến “của quý” của Napoleon từ khi bác sĩ của ông bị cáo buộc đã cắt nó đi trong quá trình khám nghiệm tử thi của ông vào năm 1821 và đưa nó cho một linh mục ở Corsica. Nhiều năm qua, do không được bảo quản đúng cách, "cái ấy" của Napoleon đã bị teo lại và chẳng ra hình thù gì hết.
 
Năm 1927, khi được trưng bày đại Manhattan, thời báo TIME đã cân khối lượng và cho biết nó không nặng hơn sợi dây buộc giày là mấy. Năm 1977, một chuyên gia tiết niệu học tại New Jersey đã mua lại "cậu bé" của Napoleon với giá là 3.000 đô la và cất giấu nó bên dưới giường ngủ 30 năm sau cho đến khi ông chết.
 
Khi đó, cô con gái của ông đã thừa kế của quý của Napoleon và đã giao bán “hiện vật” này với giá không dưới 100.000 đô la.
 
Hài cốt của Thomas Paine
 
 
Thomas Paine, nhà văn viết truyện ngắn trong lịch sử, người anh hùng của cả cách mạng Pháp và Mỹ, và là người được cho là đã viết ra cụm từ “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” đã chết vì một cơn say xỉn khi không một xu dính túi tại Manhattan. Khi đưa tang ông, chỉ có đúng 6 người và một vần thơ ca:

Tom Paine đáng thương! Ông ấy nằm đây:

Không ai cười và cũng chẳng ai khóc

Nơi nào ông đã ra đi hay ông đã sống ra sao

Chẳng ai biết và cũng chẳng ai quan tâm.”

Ngay cả sau khi chết, Paine cũng không được “nghỉ ngơi”. 10 năm sau đám tang, William Cobbett, nhà báo vô cùng nhiệt tình và cũng là một người hâm mộ Paine, đã khai quật mộ của Paine và chuyển xác của ông sang Anh Quốc, với hi vọng xây dựng một tượng đài tưởng niệm cho ông.
 
Thế nhưng, Cobbett không thể đủ tiền để thực hiện kế hoạch và Paine phải nằm trong một chiếc rương đặt trên gác mái nhà. Sau khi Cobbett chết, thi hài Paine cũng biến mất. Người ta đồn rằng, xương của ông đã được cất giữ ở nơi bí mật, mặc dù vào những năm 30, một người phụ nữ tại Brighton đã tuyên bố sở hữu xương hàm của ông. Ôi, Tom Paine đáng thương! 
 
Ngón chân cái của thánh Francis Xavier
 
 
Trong thế kỉ thứ XVI, thánh Francis Xavier đã dành rất nhiều thời gian đi trên đôi chân trần truyền bá phúc âm trên khắp các nước Tây Ban Nhà, Pháp, Ý, Malaysia, Nhật Bản, Sri Lanka và Ấn Độ. Cuối cùng ông đã bị chết trên con đường vượt biển tới Trung Quốc.
 
Vài tháng sau, một nhóm người theo đạo Cơ đốc đã tiến hành khai quật mộ của thánh Francis Xavier. Họ đã vô cùng nhạc nhiên khi thấy thi hài của ông được bảo quản một cách hoàn hảo – xác của ông còn nguyên vẹn như một người đang ngủ. Thế nhưng, cơ thể bất động của thánh Francis Xavier đã không tồn tại trong một thời gian dài.
 
Trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng tại Goa (Ấn Độ), một phụ nữ Bồ Đào Nha cuồng tín đã bứt ngón chân cái của thánh Francis Xavier. Dường như có sự hiển linh,  chỗ ngón chân bị đứt bất ngờ chảy máu và ngay lập tức “kẻ cắp” kia đã bị bắt giữ khi họ lần theo dấu vết của máu đến tận nhà bà ta.
 
Ngày nay, ngón chân cái của thánh Francis Xavier được đặt trong một hòm bạc tại một nhà thờ ở Goa. Nhiều phần trên thi thể của thánh Francis Xavier cũng xuất hiện ở nhiều nơi như móng tay dát kim cương được trưng bày trong một ngồi làng khác ở Goa, một phần cánh tay được gửi đến Rome, và một bàn tay được giữ gìn ở Nhật Bản.
 
Đầu của vua Badu Bonsu II
 
 
Năm 1838, sau khi chặt đầu hai sứ giả Hà Lan và treo lên trang trí ngai vàng của mình, vua Badu Bonsu II, người cai trị bộ tộcc Ahanta thuộc Ghana hiện nay, đã bị các binh sĩ Hà Lan chặt đầu.
 
Trong hơn 150 năm,  chiếc đầu của của vua Bonsu đã mất tích cho đến khi có một người tìm thấy chiếc đầu đang được cất giữ trong một chiếc lọ chứa chất hóa học bảo quản tại một viện bảo tàng ở Hà Lan. Ghana ngay lập tức đã yêu cầu được lấy lại cái đầu vào tháng 7 năm 2009. Họ đã tổ chức một nghĩ lễ tưới rượu gin trên sàn của Bộ Ngoại giao trước khi mang đầu của vua Bonsu trở lại Ghana.
 
Xác ướp đến từ Châu Phi?
 
 
Khoảng đầu thế kỉ trước, việc một người Châu Âu giàu có và dũng cảm tới Châu Phi và mang về nước những xác động vật nhồi bông là điều rất hiếm. Tuy nhiên, vào năm 1830, người ta đã tìm thấy một cặp thú nhồi bông của Pháp "ngụy trang" thi hài một người đàn ông Châu Phi đã chết từ sa mạc Kalahari. Nước da đen bóng khiến người ta cho rằng người đàn ông này là một người Châu Phi.
 
Thi hài được trưng bày tại một bảo tàng nhỏ ở thị trấn phía bắc Tây Ban Nha cho đến nửa sau của thế kỉ. Cho đến khi một bác sĩ địa phương bắt đầu phàn nàn về thi hài này vào năm 1992. Sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng xác ướp của người đàn ông được chuyển về Botswana vào năm 2000 và được chôn cất trước sự chứng kiến của hàng trăm chức sắc địa phương cũng như các nhà ngoại giao nước ngoài.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày