Cái tên “Sao Thủy” mà chúng ta quen gọi xuất phát từ cách đặt danh tự của người Trung Quốc.Thực chất, thiên thể này chỉ là một hành tinh xoay quanh ngôi sao là Mặt Trời. Người phương Tây gọi hành tinh này là Mercury.
Thần Hermes (bên phải) trong thần thoại Hy Lạp.
Mercury là tên La Mã của vị thần Hermes trong thần thoại Hy Lạp. Vị thần này tượng trưng cho thương mại và liên lạc.
Ông là vị thần có tốc độ nhanh nhất trong các vị thần và thường xuyên là người đem ý chỉ của thần Zeus vĩ đại đến với mọi người. Chính tốc độ quay rất nhanh của Sao Thủy đã đem lại cho nó cái tên này.
Người La Mã cổ đại từng nhầm đây là 2 thiên thể. Họ gọi Sao Thủy vào buổi sáng sớm là Apollo còn vào lúc hoàng hôn là Hermes.
So sánh kích thước các thiên thể.
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới là
Trái Đất, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Thủy và Sao Diêm Vương.
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ. Nó lớn hơn Sao Diêm Vương nhưng thiên thể này đã bị giáng cấp và không được coi là một hành tinh nữa mà là một hành tinh lùn.
Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào và mặc dù độ sáng của nó không hề tồi nhưng vì nằm quá gần Mặt Trời nên rất khó để quan sát.
Sao Thủy và các chỉ số:
Đường kính: 4879,4 km, bằng khoảng 0,383 lần Trái Đất.
Khối lượng: 330 x 1021 kg, bằng khoảng 0,055 lần Trái Đất
Nhiệt độ trung bình bề mặt: 167 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 427 độ C, thấp nhất: -183 độ C.
Áp suất khí quyển gần như bằng 0. |
Sao Thủy được hình thành từ một đám vật chất gần Mặt trời. Dưới tác dụng của trọng lực, đám vật chất này tự co lại và tạo nên hành tinh bằng đá này.
Nhiệt độ trung bình tại Sao Thủy khoảng 167 độ C, đồng nghĩa với việc nó không thích hợp cho sự sống. Sự chênh lệch nhiệt độ tại đây cũng lên tới khoảng hơn 600 độ C giữa lúc lạnh nhất và nóng nhất, vượt xa mức 50 độ C trên Trái đất.
Hầu như không sinh vật nào có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt như thế.
Hình chụp bề mặt Sao Thủy với màu giống trong thực tế.
Sở dĩ Sao Thủy có khí hậu khắc nghiệt là vì nó gần như không có khí quyển do khoảng cách với Mặt trời quá gần và khối lượng của hành tinh này quá nhỏ nên không đủ để giữ lại khí quyển.
Các nguyên tử trong bầu khí quyển cực mỏng của Sao Thủy luôn bị mất vào không gian và chỉ được bổ sung nhờ sự bức xạ của Mặt Trời, tự các thiên thạch va chạm hay sự bốc hơi từ lòng đất.
Quỹ đạo của Sao Thủy là một hình elip cực hẹp, bán kính trục chính là 70 triệu km trong khi bán kính trục phụ chỉ có 46 triệu km. Chính điều này cũng đã góp phần tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn cho Sao Thủy.
Ảnh bề mặt Sao Thủy do tàu Messenger chụp.
Sao Thủy quay quanh Mặt Trời một vòng hết 88 ngày trên Trái Đất và đây cũng là độ dài của một năm tại Sao Thủy. Trong khi đó, nó lại mất khoảng 58 ngày Trái Đất để tự quay quanh mình 1 vòng và đó là độ dài của một ngày tại Sao Thủy. Nói cách khác, một ngày của Sao Thủy dài khoảng 2/3 một năm của nó.
Sao Thủy là hành tinh chưa được khám phá nhiều. Mới chỉ có 2 con tàu Mariner 10 và Messenger do NASA phóng lên vào năm 1973 và 2004 là bay tới gần và chụp ảnh lại bề mặt hành tinh này. Tới năm 2011. Tàu Messenger sẽ bắt đầu bay quanh sao Thủy và lập bản đồ toàn bộ hành tinh.
Tàu Messenger khám phá Sao Thủy (ảnh mô phỏng).