Quan tư tế Ai Cập - thầy tu giữ đền thời cổ đại

Tùng Hương, Theo Mask Online 12:00 29/04/2012
Chia sẻ

Họ sẽ phải trải qua nhiều thử thách để thử khả năng chịu đựng của bản thân, phải phân biệt đâu là thật đâu là ảo trong căn phòng đầy ảo ảnh.

Ở thời đại các Pharaoh, linh mục Ai Cập có một vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo của cuộc sống hàng ngày và trong lễ hội. Quan tư tế là một trong những chức vị thầy tu quan trọng. Đó là người được giao phụ trách trông coi về tế tự, lễ nghi, cúng tế, thờ phụng của một tôn giáo hoặc giáo phái. Người giữ chức tư tế được người dân coi trọng, có địa vị và quyền hành nhất định.

Ở đất nước Ai Cập cổ đại, có nhiều cấp độ đánh giá trình độ của chức tư tế. Một số quan tư tế được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm thầy tu nhiều đời và ở nơi mà khi sinh ra họ đã được định hướng con đường trở thành thầy tu. Phụ nữ cũng có thể trở thành nữ tư tế nếu đã trải qua thời gian dài thử thách, học các nghi lễ, ăn chay…


Trước khi trở thành quan tư tế, những thầy tu này sẽ trải qua nhiều năm rèn luyện và học hỏi để đạt được trình độ cao nhất định. 


Họ chỉ được mặc quần áo làm bằng vải hoặc sợi thực vật, các loại quần áo làm từ động vật không được phép sử dụng. Bên cạnh đó, họ phải cạo sạch lông mày, tắm rửa nhiều lần trong ngày, tiết chế tình dục và chỉ tin tưởng vào các vị thần, nữ thần của Ai Cập cổ đại. Hầu hết, quan tư tế ở Ai Cập là đàn ông, chỉ có số nhỏ là phụ nữ.


Quá trình thử nghiệm xem ai có khả năng trở thành quan tư tế cũng hết sức khắc nghiệt. Một nhóm thầy tu học việc sẽ cùng ở một căn phòng bí mật trong kim tự tháp và không ai biết điều gì có thể xảy ra. 


Ở đây, họ sẽ phải trải qua nhiều thử thách để thử khả năng chịu đựng của bản thân, phải phân biệt đâu là thật đâu là ảo trong căn phòng đầy ảo ảnh. Không phải ai cũng vượt qua được thử thách cho dù đã dành nhiều năm tu luyện.


Những người qua kì sát hạch sẽ trở thành thầy tu và chữa bệnh, trở thành quan tư tế hoặc thầy dạy các khóa “đàn em” tiếp theo.


Quan tư tế làm công việc của mình là học thuộc các văn bản dài được tạo ra bởi các thầy tu và pháp sư, trong đó có chứa các thần chú ma thuật, các bản khấn, kinh cầu và một số nghi lễ tang.


Vai trò của quan tư tế rất quan trọng trong xã hội Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thời bấy giờ tin rằng, các vị thần sống trong những ngôi đền, chỉ có các quan tư tế mới có đủ thẩm quyền, tư cách để vào khu vực linh thiêng của ngôi đền và chăm sóc các bức tượng ở đây. Quan tư tế được coi là người truyền thông điệp giữa nhân dân và các vị thần.


Một quan tư tế sẽ phải làm công việc chăm sóc các vị thần: buổi sáng, trước khi vào đền, họ phải thanh tịnh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, họ phải phá dấu niêm phong ở cửa đền, cầm đèn đi bộ vào trong khu vực linh thiêng, cầu nguyện rồi lo việc hương đèn, lau chùi các bức tượng bằng vàng, các bộ quần áo, trang sức và chuẩn bị thức ăn để cúng tế. Vào cuối ngày, họ ghi chép cẩn thận, kiểm tra những thứ có trong đền, quét các dấu chân của mình khi đi ra và đóng dấu niêm phong đền lại.


Quan tư tế mới được chọn bởi các Pharaoh. Họ thường là những người thân cận của Pharaoh và nắm các vị trí tối cao, có ảnh hưởng nhất trong ngôi đền. Pharaoh có quyền thay đổi và chuyển giao vị trí quan tư tế tối cao cho những người khác.


Công việc vất vả như vậy nên các quan tư tế lại có nhiều đặc quyền nhất định. Họ có quyền đòi hỏi và được đáp ứng đầy đủ khi đang thi hành công việc. Một quan tư tế bình thường vẫn có quyền kết hôn, có con. Quan tư tế cấp cao được quyền tham dự vào hội đồng nhà nước trong cung điện Hoàng gia, đi cùng Pharaoh trong mỗi chuyến đi. Sau khi chết, các quan tư tế sẽ được chôn cùng ngôi mộ hoàng đế mà mình phục vụ. 


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày