Mới đây, các chuyên gia của NASA đã công bố rằng vào ngày 26/01,
tiểu hành tinh mang số hiệu 2004 BL86 sẽ bay sượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn.
Quỹ đạo dự kiến của tiểu hành tinh 2004 BL86
Theo đó, tiểu hành tinh có kích thước khoảng 0,53km này sẽ “vồ ếch” hành tinh của chúng ta với khoảng cách 1.198.961km, gấp 3 lần quãng đường từ Trái đất tới Mặt trăng.
Cơ hội để 2004 BL86 đụng độ Trái đất là không thể xảy ra
Các chuyên gia của NASA nhận định, khoảng cách như vậy được coi là gần nếu xét theo khía cạnh thiên văn học. Tuy nhiên, với kích thước không quá lớn nên 2004 BL86 sẽ không đe dọa gì tới sự sống trên Trái đất.
Họ cũng cho biết thêm, phải tới năm 2027 thì kỉ lục về tiểu hành tinh sượt qua Trái đất gần nhất mới có khả năng bị phá vỡ. Đó là khi tiểu hành tinh 1999 AN10 có thể bay qua Trái đất ở khoảng cách 30.577km.
Tuy nhiên, điều khiến 2004 BL86 thu hút được sự chú ý, đó là việc các nhà khoa học có thể quan sát chúng bằng kính thiên văn loại nhỏ. Việc này giúp họ có thể hiểu rõ hơn về thiên thể này nói riêng và các tiểu hành tinh nói chung, từ đó tìm kiếm các quặng vật chất khác trên bề mặt chúng làm nhiên liệu cho các cuộc thám hiểm không gian.
Các khoáng chất trên bề mặt tiểu hành tinh đặc biệt thu hút sự tò mò của giới khoa học
Đặc biệt hơn, đây là sẽ lần duy nhất 2004 BL86 tới gần Trái đất tới vậy trong vòng 200 năm tới. Do đó, các chuyên gia của NASA đã và đang chuẩn bị ráo riết để có thể quan sát và phân tích tốt nhất chuyến ghé thăm của thiên thể này.
Tiểu hành tinh 2004 BL86 lần đầu tiên được phát hiện ngày 30/01/2004 bởi các nhà thiên văn học qua kính thiên văn Lincoln ở White Sands, New Mexico.
Nguồn: The Guardian