Trong chuyên ngành khảo cổ học, ngoài việc tìm kiếm hóa thạch từ những vùng đồi núi hay đất đá, phân hóa thạch cũng là một “tài nguyên” quý và rất được chú ý.
Đi sâu nghiên cứu loại hóa thạch này không chỉ giúp các nhà khoa học tìm ra thói quen ăn uống và sinh hoạt thời xa xưa mà chứa đựng trong đó những phát hiện đặc biệt đến không ngờ.
1. Xương khủng long
Mẫu hóa thạch này được tìm thấy trong chất thải "tế nhị" của loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex.
Số lượng xương còn sót lại trong hóa thạch tìm thấy cho chúng ta biết, mặc dù khủng long bạo chúa rất phàm ăn, nhưng những gì chúng ăn không ở lại trong dạ dày đủ lâu để có thể bị tiêu hóa hoàn toàn.
Đây chính là điểm khác biệt và cũng có thể được xem là một điểm tiến hóa giữa khủng long và hai họ hàng gần nhất với chúng còn sống là cá sấu và rắn.
2. Trứng chấy và tóc người
Tại khu vực Great Basin ở Bắc Mỹ có rất nhiều hang động bên trong chứa chất thải "tế nhị" hóa thạch của người tiền sử. Tại Utah (Mỹ), sau khi phân tích những hóa thạch ở hang Danger và Hogup, hay vùng Glen Canyon, người ta phát hiện ra trứng của loài chấy ký sinh trên người có tên khoa học là Pediculus humanus.
Chúng có niên đại vào khoảng 2.000 năm. Đặc biệt là một số trứng vẫn còn bám chặt trên những sợi tóc.
3. Trứng sán xơ mít
Được tìm thấy trong đống phân hóa thạch của một loài cá mập tồn tại cách đây
270 triệu năm ở một vùng hồ, theo các nhà khoa học, trứng đó là một phần
cơ thể của sán xơ mít. Chúng bị đứt ra rồi theo chất thải đi ra
ngoài cơ thể.
Từ đây, trứng này sẽ chờ vật chủ tiếp theo vô tình ăn hoặc nuốt phải chúng, rồi tiếp tục bám vào thành ruột và phát triển. Đây là vòng đời quen thuộc mà loài sán xơ mít ngày nay vẫn còn tiếp tục quá trình.
4. Bọ cánh cứng
Trong chất thải hóa thạch của một số loài tìm được từ kỷ Eocene, các
nhà khảo cổ học tìm thấy bên trong có những đường rãnh khá lạ lẫm.
Họ
tin rằng, bên trong có dấu vết của loài bọ hung chuyên đi lấy phân nhưng
chưa thể xác định được chính xác đó là loài nào.
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng gặp phải một số sự phản đối. Chủ yếu là vì các dấu vết để lại này khá nhỏ so với những loài bọ cánh cứng được biết vào thời này.
Vài ý kiến khác lại cho rằng, đó có thể là dấu hiệu của một loài ấu trùng liên quan tới loài ruồi ăn phân hiện tại.
5. Hạt giống
Nhóm các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về loại DNA cổ xưa thuộc trường
ĐH Adelaide (Úc) và ĐH Otago (New Zealand) vừa qua đã hoàn thành việc
nghiên cứu một số mẫu phân hóa thạch thu được tại New Zealand.
Qua quá trình nghiên cứu, họ không chỉ thu được DNA của ba loài chim đã tuyệt chủng, mà còn tìm ra được
cách thức ăn uống của chúng thông qua hạt giống và mẫu lá cây.
Theo đó, các nhà khoa học cảm thấy bất ngờ vì thực tế, đây là loài chim có chiều cao trung bình khoảng 3m, nhưng loài thực vật ưa thích của chúng lại chỉ cao khoảng 0,3m mà thôi.
6. Vảy cá
Vảy cá được tìm thấy nhiều trong mẫu phân hóa thạch thu được từ các vùng biển với niên đại đa dạng.
Tuy có một số loài rất rõ ràng và một số loài chưa xác định, nhưng phần lớn trong số đó là vảy của những loài cá nhỏ. Nó trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng của những loài cá lớn hơn.
7. Mẫu gỗ
Trong quá trình nghiên cứu xác hóa thạch khủng long thuộc loài
Brachylophosaurus có tên Leonardo, các nhà khảo cổ học đã tìm hiểu được
những thành phần còn sót lại trong ruột.
Mặc dù không tìm được các thứ như chiếc lá cây còn nguyên hay một phần thân cây, nhưng với những gì còn sót lại trong ruột, các nhà khoa học tin rằng, trước khi “qua đời”, khủng long Leonardo đã có bữa ăn trưa khá no với nhiều lá cây.
8. Mầm cây
Trong mẫu “chất thải” hóa thạch thu được từ những loài động vật không xương sống trên cây, các nhà khảo cổ học thu được rất nhiều mầm
cây cũng như bào tử của cây dương xỉ.
Chúng ta cũng không mấy ngạc nhiên khi có nhiều loài trong số này là những loài ăn cỏ. Ngoài dương xỉ, những loài động vật này còn ăn cả nấm, rễ cây…
9. Bằng chứng cho khả năng tái tiêu hóa
Trong một lần nghiên cứu về chất thải hóa thạch của voi ma mút, các
nhà khảo cổ học đã phát hiện ra sự thật: loài voi to
lớn này có cách tận dụng chất dinh dưỡng khác người - tái tiêu
hóa… phân của mình.
Bằng cách đó, những chất dinh dưỡng còn sót lại trong quá trình tiêu hóa lần đầu sẽ tiếp tục được hấp thụ. Cho đến nay, cách thức này vẫn còn duy trì ở một số loài động vật như chuột và voi.