Mới đây, các nhà thiên văn học đã tìm ra
hành tinh có khả năng tạo điều kiện sống cho sinh vật ngoài vũ trụ. Hai hành tinh này nằm cách Trái đất khoảng 4,3 năm ánh sáng, tương đương khoảng 40,6 ngàn tỷ km.
Khu vực hành tinh có thể mang sự sống nằm không xa Mặt trời là bao
Theo nhận định ban đầu, hành tinh trên quay quanh quỹ đạo của sao Alpha Centauri và tạo thành thiên hà nằm gần hệ Mặt trời nhất. Trước đây, khu vực này được cho là không có sự sống bởi nhiệt độ bề mặt ngôi sao này quá lớn, khoảng 1.500 độ C.
Hành tinh có dấu hiệu sự sống được đặt tên là Alpha Centauri Bb. Được phát hiện từ năm 2012 nhưng vào thời điểm ấy giới khoa học đã bác bỏ việc tồn tại của hành tinh này bởi các tín hiệu thu được là không rõ ràng.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học tới từ ĐH Cambridge lại đưa ra một kết luận khác. Qua việc quan sát với kính thiên văn Hubble trong hai năm 2013 và 2014, họ khẳng định Alpha Centauri Bb có tồn tại. Đây là hành tinh có cùng kích thước với Trái đất nhưng thời gian một năm chỉ kéo dài vỏn vẹn 20,4 ngày.
So sánh quỹ đạo của hành tinh Alpha Centauri B với một số hành tinh trong hệ Mặt trời
Phát hiện này được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó mở ra một giai đoạn mới trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Rất nhiều các hành tinh giống Trái đất thậm chí tồn tại ngay trong hệ Mặt trời tuy nhiên lại bị “bơ” vì các tín hiệu thu được là không rõ ràng.
Nguồn: Dailymail