Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Mona Lisa”, “Tiếng thét”…Và chắc chắn bạn sẽ không khỏi trầm trồ khi tận mắt nhìn thấy chúng. Thế nhưng, chính vì quá nổi tiếng nên những tác phẩm hội họa ấy luôn ở trong “tầm ngắm” của bọn trộm. Sau đây là những vụ trộm tranh đình đám nhất, cùng theo dõi nhé!
Vụ trộm tác phẩm “Mona Lisa”
Một trăm năm trước đây, tác phẩm kiệt tác của Leonardo da Vinci: “Mona Lisa”, đã trở thành bức tranh nổi tiếng nhất của thế giới sau khi nó bị đánh cắp từ bảo tàng Louvre ở Paris vào ngày 21 tháng 8 năm 1911.
Bức “Mona Lisa”
Vincenzo Peruggia là kẻ đã “cả gan” đánh cắp bức tranh này. Sau khi đánh cắp bức tranh, hắn treo bức tranh trong nhà bếp của mình và tuyên bố rằng đã yêu “say đắm” nàng Mona Lisa sau khi nhìn chằm chằm vào mắt của cô trong suốt hai năm trời.
Bức tranh này hiện vẫn đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre danh tiếng và không một nhà sưu tầm tranh nào có khả năng mua được nó.
Peruggia, một người lao động sống ở Paris và đã từng làm việc tại bảo tàng Louvre đã nhẹ nhàng tháo bức tranh nàng Mona Lisa trên tường xuống vào một ngày bảo tàng đóng cửa. Sau đó, hắn rón rén bước ra ngoài cùng với bức chân dung vừa mới “chôm chỉa” được giấu gọn trong áo.
Peruggia viện lý do ăn cắp bức tranh là vì chủ nghĩa dân tộc Ý nhưng lý do thực sự chính là món tiền “kếch xù” mà hắn hình dung ra khi bán được bức tranh này. Vụ trộm này là một trong những vụ trộm tranh nổi tiếng nhất trong lịch sử và gây chấn động mạnh đối với những khán giả đam mê hội họa trên toàn thế giới.
Chính bởi vậy, các bảo tàng nghệ thuật đã phải đấu tranh và cảnh giác với rất nhiều tên trộm như Peruggia, nhiều tên trộm sau khi bị bắt giữ đã viện ra những lý do “tinh vi” hơn rất nhiều để biện minh nhằm giảm tội.
Stéphane Breitwieser – tên trộm tranh “siêu hạng”
Stéphane Breitwieser là một trong những tên trộm tranh thuộc loại “siêu hạng” nhất trong lịch sử.
Stéphane Breitwieser từng làm nghề phục vụ bàn, hắn tự học lịch sử nghệ thuật và du lịch. Từ năm 1995 đến năm 2001, Breitwieser đã lấy trộm 239 tác phẩm nghệ thuật với ước tính tổng giá trị khoảng 1,4 tỷ USD (Tương đương với 28 nghìn tỉ VNĐ). Hắn bị bắt vào tháng 11 năm 2001 khi đang ăn trộm tại một bảo tàng ở Lucerne, Thụy Sĩ.
Theo PBS (một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ công khai phát sóng truyền hình dịch vụ với 354 đài truyền hình thành viên tại Hoa Kỳ), thì sau khi Breitwieser bị bắt, mẹ của Breitwieser đã đốt cháy hơn 60 kiệt tác mà hắn đánh cắp.
Với tội ác của mình, Breitwieser đã bị kết án 26 tháng tù giam và mẹ của hắn đã bị kết án 18 tháng vì tội đồng lõa.
Stéphane Breitwieser
Vụ trộm tại bảo tàng bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston, Mỹ
Ngày 18 Tháng 3 năm 1990, một nhóm cướp đã cải trang thành nhân viên cảnh sát bước vào bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston, đây là vụ trộm tranh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo tờ Boston Globe, những viên cảnh sát “giả danh” này đã còng tay các nhân viên bảo vệ đêm của bảo tàng và ngang nhiên nói rằng họ đã phạm tội.
Hành tung của chúng đã bị camera ghi hình lại, chúng đã dành tổng cộng 81 phút để tiến hành vụ cướp.
Tác phẩm "Buổi hòa nhạc" của Johannes Vermeer (một họa sĩ bậc thầy người Hà Lan) dưới đây có giá trị ước tính lên tới 200 triệu USD (tương đương với 4 nghìn tỉ VNĐ) và có lẽ là bức tranh có giá trị nhất mà những tên tội phạm này đã đánh cắp.
Bức "Buổi hòa nhạc"
Tổng cộng 13 bức tranh đã bị chúng lấy mất. Bức tranh “Bão trên biển Ga-li-lê” của Rembrandt có giá trị ước tính 100 triệu USD (tương đương 2 nghìn tỉ VNĐ) là một trong số 13 kiệt tác mà những tên trộm này đã lấy đi.
Tổng giá trị của các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp trong vụ cướp này là hơn 300 triệu USD (tương đương 6 nghìn tỉ VNĐ), tuy nhiên một vài ước tính khác cho rằng phải đến gần nửa tỷ USD.
Những bức tranh bị đánh cắp hầu hết đều được“cắt” từ các khung tranh mà không được tháo gỡ cẩn thận do đó các nhà điều tra cho rằng thủ phạm không phải là những kẻ hiểu biết về nghệ thuật.
Bức “Bão trên biển Ga-li-lê”
Vụ trộm ở bảo tàng Munch ở Oslo, Na Uy
Theo báo cáo của CBS News cho hay, ngày 22 tháng 8 năm 2004, một toán cướp có súng đeo mặt nạ đã ngang nhiên bước vào bảo tàng Munch ở Oslo, Na Uy và đánh cắp 2 tác phẩm kiệt tác “Tiếng thét” và “Madonna” của Edvard Munch ngay giữa ban ngày.
Hai bức tranh này đã được cảnh sát thu hồi lại vào năm 2006, khi đó, hai bức tranh này cũng bị một chút hư tổn nhẹ tuy nhiên chúng sẽ được phục hồi lại trước khi lại được đem ra trưng bày trên màn hình công cộng vào năm 2008.
Trong hai tác phẩm đó, tác phẩm “Tiếng thét” nổi tiếng hơn và là một trong những tác phẩm dễ nhận dạng nhất trên thế giới. Theo tờ The Telegraph thì bức tranh có giá trị khoảng 82 triệu USD (tương đương 164 tỉ VNĐ).
Bức “Tiếng thét”
Vụ trộm ở bảo tàng EG Bührle tại Zurich, Thụy Sỹ
Vào một buổi chiều chủ nhật tháng 2 năm 2008, một toán cướp có vũ trang đột nhập vào bảo tàng EG Bührle tại Zurich, Thụy Sỹ và lấy trộm 4 tác phẩm kiệt tác có giá trị ước tính khoảng 140 triệu USD (tương đương 2,8 nghìn tỉ VNĐ). Theo báo cáo của tờ The Telegraph thì đây là vụ cướp tranh lớn nhất trong lịch sử Thụy Sỹ.
Bức tranh “Cậu bé mặc áo gile đỏ” của Paul Cézanne là một trong số những bức tranh bị đánh cắp. Ba bức tranh còn lại bao gồm: “Hoa Anh Túc gần Vétheuil” của Claude Monet, bức “Bá tước Lepic và con gái” của Edgar Degas và cuối cùng là bức “Cành hạt dẻ nở hoa” của Van Gogh.
Bức “Cậu bé mặc áo gile đỏ”