Tiền giấy của một quốc gia không chỉ đơn thuần là phương tiện thanh toán, nó còn thể hiện được rất nhiều điều về đất nước đó. Ngoài nhu cầu thẩm mỹ, nguời ta còn cố gắng gây dựng hình ảnh một quốc gia thông qua những tờ tiền giấy. Khi quyết định đặt một hình ảnh trên tờ tiền tức là người ta cho rằng đó là những gì họ nghĩ là đặc biệt và tuyệt vời nhất về bản thân mình và muốn toàn thế giới biết điều đó.
Tờ Tiền 1 Pound của Ai Cập
Đây là một trong 7 tờ tiền của Ai Cập đã được đưa vào lưu thông năm 1961. Một mặt của tiền có dòng chữ Ả Rập cùng hình ảnh của nhà thờ Hồi giáo Sultan Qayetbay. Mặt còn lại viết bằng tiếng Anh lại là hình những ngôi đền được chạm khắc tại Abu Simbel với hình dạng giống hệt bốn bức tượng của Pharaoh Ramses II, người đã trị vì Ai Cập trong 67 năm.
Tờ Franc của Thụy Sĩ
Năm 1995, mẫu tiền giấy hiện tại (là mẫu thứ tám củaThụy Sĩ) đã được phát hành. Mỗi mệnh giá lại xuất hiện một bức chân dung của một nghệ sĩ nổi tiếng tại Thụy Sĩ, phia trên là những khối màu đậm được phối hợp rất phá cách thể hiện đựơc đúng chất nghệ thuật sáng tạo của các nghệ sĩ Thụy Sĩ – sang trọng lịch lãm và vô cùng hiện đại. Mặt trước của tờ tiền này tác giả Honegger - nhà soạn nhạc nổi tiếng, đồng thời mặt sau có hình ảnh của đầu bánh xe và bàn phím piano gợi lên ấn tuợng trong lòng mọi nguời về bản nhạc nổi tiếng của ông: “Pacific 231” .
Tờ Tenge của Kazakhstan
Đơn vị tiền tệ của Kazakhstan là tenge - xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 thay thế cho đồng rúp của Liên Xô. Một mặt tiền thể hiện hình dáng của đất nước này trên bản đồ, một mặt lại kết hợp rất nhiều những hình ảnh đặc trưng cho đất nước bao gồm: Đài tưởng niệm Astana - Baiterek, cờ Kazakhstan, chữ ký của Tổng thống Nazarbayev và lời bài hát quốc ca Kazakhstan.
Tờ Dollar Hongkong
Trong tháng 7/2007, Hong Kong giới thiệu tờ tiền 10 $ bằng polymer - chất liệu bền hơn và an toàn rất nhiều so với tiền giấy thông thường. Cả hai phiên bản 10 $ đều đựợc thừa nhận là hợp pháp và bắt buộc phải có cùng một thiết kế sắp xếp các hình ảnh dạng hình học trừu tượng với cách kết hợp màu hoa cà, tím, xanh dương và màu vàng giống như trên. Mẫu thiết kế này cho chúng ta hình dung ra một Hong Kong với những lối kiến trúc hiện đại cũng như các hoạt động lễ hội và văn hóa phong phú giàu tính truyền thống.
Tờ Florin của Aruba
Năm 1986, chính phủ mới của đảo quốc Aruba đã tạo ra một loại tiền duy nhất được gọi là Florin để thay thế cho đồng florin Antilles đựơc sử dụng truớc đây. Bắt đầu từ năm 1990, mẫu tiền đã được thiết kế lại bởi Evelino Fingal ( một nhà thiết kế đồ họa và là giám đốc Bảo tàng khảo cổ). Ông đã tìm thấy nguồn cảm hứng của mình trong các mẫu thiết kế lập dị như bức tranh về bộ lạc người Mỹ bản địa, hay những mảnh gốm, khảo cổ và động vật hoang dã bản địa. Trên mỗi mặt của tờ tiền, gồm rất nhiều hình ảnh dạng hình học rất thú vị được xếp lớp để tạo cho người nhìn ấn tuợng như là nó được cắt dán ra vậy.
Đồng Rand của Nam Phi
Năm 1961, đồng rand đã đựoc thiết kế thay thế cho pound. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, khi sự phân biệt chủng tộc không còn tồn tại thì chúng mới được giới thiệu. Mỗi tờ tiền một màu tượng trưng cho trong những "Big Five" –Những loài động vật hoang dã to lớn và nổi tiếng châu Phi: sư tử, voi châu Phi, trâu Cape, báo và tê giác đen.
Tờ "Dollar" của châu Nam Cực
Mẫu sưu tập ở trên là một phần của bộ sưu tập A1 nó chỉ mới là đề xuất của Công ty Antarctica Overseas Exchange Office (Văn phòng Hối đoái Hải ngoại Nam Cực). Nó được thiết kế dựa trên địa lý khu vực này và nhằm tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã. Đó là hình ảnh những chú chim cánh cụt tại đảo Peterman, ở mặt trước là những chú chim cánh cụt đang nhảy xuống vùng nuớc đóng băng, và mặt kia thì ngược lại, chúng đang lên bờ rời khỏi vùng phiến băng Ross.