Nạn đói lan tràn trong suốt cuộc Đại Khủng hoảng
Đây là một viễn cảnh mà ai cũng có thể nghĩ đến cuộc Đại Khủng hoảng, tưởng tượng rằng hàng triệu gia đình đang chết dần chết mòn vì không có lương thực và tiền bạc chi trả cuộc sống. Nhưng thực tế, hầu hết tất cả mọi người đều sống sót nhờ vào tiền cứu trợ và chính sự nỗ lực lao động của từng người trong gia đình.
Cuộc khủng hoàng là từ dùng để ám chỉ nạn đói, suy dinh dưỡng, dân số quá đông đúc và sức khỏe suy giảm. Nó đã dẫn đến sự lan rộng của nghèo đói và đau khổ cho rất nhiều người. Con người phải tìm kiếm trong những bãi rác, cây cỏ dại lương thực cho qua mỗi ngày. Đây là cách mà người dân đã học được để chống lại sự càn quét dữ dội của cuộc Đại Khủng hoảng.
Nữ hoàng Cleopatra là người Ai Cập
Chúng ta vẫn biết rằng nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập, nhưng thực sự bà không phải là người Ai Cập. Nữ hoàng Cleopatra là một người Macedonia. Sau khi Alexander Đại đế xâm lược và chiếm Ai Cập rồi qua đời thì đất nước Ai Cập rơi vào tay đế chế Ptolemy của Macedonia Hy Lạp.
Cleoptra nói tiếng Hy Lạp và là vị nữ hoàng đầu tiên của triệu đại Ptolemy học tiếng Ai Cập. Bà cũng tìm hiểu và sống với những đức tin cũng như các vị thần của đất nước Ai Cập. Người ta vẫn đồn rằng, nỗi đau mất người yêu, Mark Antony, đã khiến bà tự từ với vết cắn của một con rắn độc vào ngày 12 tháng 8 năm 30 trước Công nguyên. Nhưng thực sự nguyên nhân của sự ra đi này vẫn được xác minh chính xác.
Những người nô lệ đã xây dựng các kim tự tháp
Chúng ta vẫn được thấy trong phim ảnh những người nô lệ, những người tù khổ sai phải vật vã, khó nhọc để xây dựng những kim tự tháp hoành tráng và có giá trị lớn. Sự thực lại không phải như thế một chút nào.
Trái với những quan niệm phổ biến này, những bộ xương khai quật được đã cho thấy những người xây dựng nên các kim tự tháp thực sự là những người Ai Cập hầu cận cho các vị paraông. Họ là những người đã rất tự hào về công việc của mình và tự xưng là “Bạn của Khufu” để thể hiện sự trung thành của họ với đức vua.
Hoàng đế Caligula đã phong con ngựa của mình làm quan chấp chính tối cao
Caligula là hoàng đế La Mã thứ ba, người đã dành một tình yêu vô hạn với con ngựa Incitatus. Có lẽ vì thế mà người ta đã đồn thổi vị trí cao ngất ngưởng mà Caligula dành cho Incitatus.
Sử gia Seutonius của đế chế La Mã cổ đại đã ghi lại: “Ngoài một cái chuồng được xây bằng đá cẩm thạch, một mắng ăn làm từ ngà voi, chăn ấm đệm êm và cả những viên đá quý, hoàng đế Caligula đã “tặng” con ngựa Incitatus một căn nhà, nô lệ và cả nội thất đầy đủ bên trong, thậm chí ông còn có kế hoạch ban cho Incitatus tước vị “Quan chấp chính tối cao”. Thực tế là chẳng có một bằng chứng nào thể hiện Caligula định phong cho Incitatus làm “Quan chấp chính tối cao” cả.
Chúa Jesus nói tiếng Hebrew
Điều đầu tiên đó là chúa Jesus có thể đã có những hiểu biết nhất định về tiếng Hebrew (Do Thái) nhưng thực sự là Người không nói thứ tiếng này. Jesus nói tiếng Aramaic, ngôn ngữ Xê-mít và là ngôn ngữ thông dụng của Israel từ năm 539 trước công nguyên đến năm 70 sau công nguyên. Thực tế, một vài phần của Kinh thánh không bao giờ được viết bằng tiếng Do Thái mà là tiếng Aramaic.
Chúa Jesus còn được biết đến là một người thông thạo tiếng Hy Lạp, ngôn ngữ thứ hai của tôn giáo. Ngôn ngữ này cũng xuất hiện trong các phiên bản phổ biến khác của Kinh thánh, được người Do Thái sử dụng vào thời gian đó.
Một trong những câu nói thường được sử dụng trước hình tượng chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập giá cũng là ngôn ngữ Aramatic: “Eloi Eloi lema sabachthani?” (có nghĩa là “Chúa ơi, Chúa của con ơi, vì sao người lại bỏ rơi con?”).