Olympic luôn được xem là đại hội thể thao chất lượng và nghiêm túc nhất thế giới, nhưng ít ai biết rằng, trong lịch sử Thế vận hội Olympic từng xuất hiện một vài bộ môn thi đấu rất đặc biệt. Chúng có thể rất bình dị, nhưng đôi khi mang phần kỳ lạ, hài hước và vô cùng nguy hiểm.
Cùng điểm lại một vài bộ môn thi đấu "độc và lạ" đó qua bài viết dưới đây.
1. Kéo co
Kéo co là một trò chơi dân dã xuất hiện ở nhiều nền văn hóa từ thời cổ đại. Bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, kéo co còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia.
Chính vì tiêu chí này mà kéo co có mặt trên đấu trường Olympic từ khoảng năm 1900 - 1920. Nhưng kể từ năm 1920 trở về sau, kéo co bị loại khỏi nội dung thi đấu của Thế vận hội.
Nguyên nhân được đưa ra chính là do môn thi đấu này không có một liên đoàn riêng và nước Anh trở nên quá mạnh ở nội dung này khiến không một quốc gia nào dám tham gia đăng ký.
Bên cạnh đó, kéo co bấy giờ có một hệ thống luật quá lỏng lẻo, trong kì đại hội năm 1900, nhiều đội đã thi đấu không đúng sức khiến cho tính trong sạch của Olympic bị đe dọa rõ rệt.
2. Đua khinh khí cầu, nhảy cóc, thả diều, bắn bồ câu
Olympic diễn ra ở Paris vào năm 1900 còn xuất hiện một bộ môn kì lạ khác đó là đua khinh khí cầu. Các vận động viên chơi môn này thi tài về khoảng cách bay, thời gian trên không và khả năng hạ cánh tại tọa độ được xác định trước.
Bộ môn thi đấu đua khinh khí cầu... Các giám khảo sẽ quan sát và đánh dấu các thí sinh trên 3 tiêu chí khác nhau là khoảng cách di chuyển, thời gian và độ cao. Chính vì các tiêu chí không rõ ràng như vậy, cuộc đua khinh khí cầu đã không thể chọn ra được nhà vô địch.
Thế vận hội năm 1900 còn cho ra mắt bộ môn thả diều, môn nhảy ba bước, bắn bồ câu. Mỗi môn thi như vậy sẽ có vô số các điều luật kì quái như các vận động viên nhảy ba bước phải thể hiện được hình ảnh con cóc, mỗi lần thi đấu sẽ nhảy ba bước trong tư thế co cả hai chân, ngoài ra lưng phải thẳng đứng.
... hay bắn chim bồ câu.
Trong môn bắn bồ câu, ban tổ chức sẽ thả ra 300 con chim để các vận động viên trổ tài "tàn sát". Chính vì tính bạo lực như vậy, môn thi đấu này ngay lập tức bị loại bỏ khỏi Olympic vĩnh viễn.
3. Thi chữa cháy
Chữa cháy và cứu hộ có thể là kỹ năng quan trọng đối với một người công dân nhưng để là một môn thể thao thì nó mang phần kỳ lạ. Vậy mà vào năm 1900, ban tổ chức Thế vận hội lại cho ra đời bộ môn thi cứu hộ. Để phục vụ cho môn thi đấu này, một tòa nhà cao tầng ở Paris đã bị thiêu rụi để các đội biểu diễn.
Tuy nhiên, ban giám khảo lại chỉ quan sát bên ngoài nên khó phân định được ai là nhà vô địch. Cuối cùng, họ chọn ra Bồ Đào Nha là đội chiến thắng nhưng vì cảm thấy mình thi đấu không hiệu quả nên đội này đã chia sẻ chiến thắng cho các đội khác cùng thi đấu. Kể từ đó, môn thi đấu này chính thức biến mất khỏi các kì đại hội Olympic.
4. Roque (bóng vồ)
Đây là môn thể thao ưa thích của người Mỹ, phổ biến trong cộng đồng này vào đầu thế kỷ XX và được đưa vào thi đấu trong kỳ Olympic 1904 tại Mỹ. Luật chơi này khá đơn giản, mọi vận động viên sẽ thi đấu trên nền đất sét cứng có 30 - 60 lỗ.
Người chơi sử dụng sự khéo léo của mình để đánh bóng vào các lỗ. Môn này nhìn giống như một đấu trường Bi-a kích thước lớn, nhưng đầy kịch tính, khó hơn và đòi hỏi sự tập trung cao.
Đáng tiếc rằng, sau kì đại hội năm 1904 môn thi thú vị này liền bị loại ra khỏi danh sách thi đấu. Ban tổ chức khi ấy cho rằng, ngoài người Mỹ ra thì không một quốc gia nào biết chơi môn này.
Một số khác còn ác ý cho rằng, Roque chỉ là một môn thể thao "rẻ tiền" mà người Mỹ cố tình đưa nó vào bộ môn thi để lấy thêm huy chương. Thái độ ác ý này vô tình ảnh hưởng nặng tới cộng đồng yêu thích Roque khiến cho môn thể thao này dần lụi tàn sau đó. Hiện nay, số lượng người tham gia và các sân tập của Roque cũng bị thu hẹp đáng kể.
5. Curling (đá bi trên băng)
Nếu có một cuộc bầu chọn môn thể thao kì lạ nhưng hấp dẫn nhất trong các kỳ Thế vận hội thì chắc hẳn bộ môn Curling sẽ giành chức quán quân. Đây là một môn thể thao rất phổ biến tại Canada. Tuy nhiên, nó lại bắt nguồn từ Scotland khoảng 300 năm trước.
Luật thi đấu bao gồm có 2 đội với 4 người/đội trong một trận. Họ chơi trên một mảng băng dài 45m và rộng 4,3m. Mỗi đội sẽ có một người chơi trượt "bi" nặng hướng về cái vòng tròn đối diện ở cuối mảng băng.
Ngay lập tức các đồng đội của anh ta sẽ hất "bi" về phía trước, giúp "bi" di chuyển nhanh hơn trên tảng băng trơn, và nó có thể chạy xa hơn. Nếu "bi" ở vị trí điểm càng cao trong vòng tròn sẽ càng dễ dàng có cơ hội chiến thắng.
Mặc dù mô tả tuy có phần khá đơn giản như vậy, nhưng trên thực tế bộ môn này đòi hỏi mức độ chính xác rất cao mỗi khi các tuyển thủ tính toán tọa độ và phương hướng để phối hợp cùng sức ném cánh tay đưa "bi" đến vị trí đích nhắm của mình.
Vận động viên phải phân tích kỹ lưỡng về tác động của lực ma sát và phương hướng quay của "bi". Chính vì thế, đây là môn thể thao gây hứng thú hàng đầu cho khán giả hâm mộ ở châu Âu, đặc biệt là những người yêu thích bộ môn vật lý.
6. Trượt băng nằm sấp
Đây là một môn thể thao cực kì nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến trong các kỳ Thế vận hội gần đây. Môn thi đấu này được bổ sung vào Thế vận hội mùa Đông năm 2002 và từ đây nó lần lượt được các nước đầu tư phát triển.
Trong đó, một người sẽ nằm sấp trên chiếc ván trượt rồi dùng chân đẩy ván di chuyển trong một đoạn dốc bằng băng với tốc độ đáng sợ.
Một trong những điều ghê nhất chính là việc các vận động viên tham gia sẽ không có một bộ phận hỗ trợ nào trên chiếc ván như phanh, tay cua, cùng các dụng cụ bảo hộ an toàn.
Tất cả việc họ làm chỉ là nằm trên ván và thử độ dũng cảm của mình với tốc độ. Tư thế nằm sấp khi thi đấu cũng dễ tạo ra những chấn thương kinh hoàng nơi cột sống dẫn tới tàn phế. Chính vì vậy, tên tiếng anh của trượt băng nằm sấp chính là Skeleton nghĩa là bộ xương.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: How Stuff Works, Wikipedia...