Những lời nguyền khủng khiếp “suýt” bị khoa học bóc mẽ

, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 12/04/2015
Chia sẻ

Ghê rợn, bí ẩn thậm chí khiến rất nhiều người thiệt mạng, những lời nguyền này còn khiến các nhà khoa học phải đầu hàng sau nhiều năm nghiên cứu.

Lịch sử thế giới từng ghi nhận sự tồn tại của rất nhiều lời nguyền nổi tiếng. Chúng là những chuỗi sự kiện đầy ghê rợn với hàng loạt cái chết vô cùng bí ẩn không rõ nguyên nhân xoay quanh một sự vật, con người nào đó. 

Có những lời nguyền đáng sợ tới mức không một nhà khoa học nào dám khám phá hay tìm hiểu, khiến sự thật cứ mãi chìm trong bí ẩn. Song ngược lại, vẫn còn đâu đó những nhà nghiên cứu khao khát sự thật, bất chấp mạng sống của mình để phá giải lời nguyền. 

Và ở một góc độ nào đó, họ đã “suýt” thành công.

1. Lời nguyền chiếc gương sát nhân

Đối với những ai là fan của truyện kinh dị, câu chuyện về chiếc gương Louis Alvarez 1743 chắc chắn không hề xa lạ. Năm 1743, nghệ nhân Louis Alvarez người Pháp chế tạo ra một chiếc gương rất đẹp. Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông bỗng qua đời vì chứng tràn máu não, đánh dấu sự bắt đầu của lời nguyền sát nhân.

Chiếc gương của Alvarez được đem bán tại tiệm tạp hóa. Và khi ông chủ hàng bột mì Tesemer mua nó về tặng vợ nhân dịp sinh nhật, ông cũng qua đời ngay sau lần soi đầu tiên bởi chứng tràn máu não. 



Chiếc gương sát nhân thất lạc, trôi qua tay nhiều chủ trong vòng hơn 100 năm. Với quãng thời gian đó, hơn 20 người khác đã trở thành nạn nhân của chứng tràn máu não chỉ sau khoảng 3 ngày sở hữu gương. 

Tin đồn về lời nguyền chiếc gương tử thần bắt đầu lan khắp nước Pháp, nhất là khi một tiến sĩ khoa học tên Smith cũng qua đời sau khi muốn khám phá lời nguyền bí ẩn.

Nạn nhân sau khi soi gương đều không tránh khỏi cái chết

Sự thật chỉ gần như được vén lên với sự vào cuộc của Waine – một tiến sĩ khảo cổ người Mỹ. Bằng nỗ lực của mình, ông được cháu nội của tiến sĩ Smith trao cho chiếc tráp gỗ đựng chiếc gương. 

Nhưng thật kỳ lạ, thí nghiệm đo tuổi gương cho thấy, mặt gương đã bị thay mới, chỉ hơn 100 năm tuổi còn mặt gương Louis Alvarez 1743 thật sự đã mất tích. 



Waine vô cùng băn khoăn không hiểu tại sao vẫn có người tử nạn vì chiếc gương cho tới khi chứng kiến hai con chuột của ông nuôi cạnh gương đã chết vì tràn máu não lúc ông đi vắng. Waine lập tức dự đoán hung thủ sát nhân thực ra chính là chiếc khung gỗ của gương.

Ông đem một vài mẩu dăm gỗ từ khung đem đi xét nghiệm. Waine nhận ra, chiếc khung kia làm từ gỗ coura – một loài cây tiết ra chất khí cực độc khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Khi hít phải khí này, mạch máu sẽ tắc nghẽn, nứt vỡ dẫn đến tràn máu não và qua đời. 



Tới đây, Waine gần như đã giải được lời nguyền tồn tại gần 300 năm. Thế nhưng khi chuẩn bị công bố kết quả nghiên cứu, chiếc gương lại “không cánh mà bay”. Do không có vật đối chứng nên câu chuyện chiếc gương sát nhân lại bị phủ thêm một tấm màn bí ẩn mới. 


Gloomy Sunday (Ngày chủ nhật u buồn) là một trong những tác phẩm âm nhạc đáng sợ nhất mọi thời đại. Bản nhạc được nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress sáng tác trong một chiều chủ nhật mưa buồn năm 1932 tại Paris. Tác phẩm diễn tả tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng tới cùng cực của người nghệ sĩ bị cự tuyệt tình yêu. 



Sau khi ra đời, bản nhạc rợn người này nhanh chóng gieo rắc thảm họa trên khắp thế giới. Báo chí khắp nơi liên tục thống kê những cái chết bí ẩn xảy ra tại Mỹ, tại châu Âu. 

Điểm chung của những cái chết ấy đó là nạn nhân tự sát sau khi nghe Gloomy Sunday hoặc ôm bản nhạc khi qua đời. Đỉnh điểm của sự việc là người yêu cũ của Rezso cũng qua đời vì tác phẩm này. 


Năm 1968, Rezso cũng tự kết thúc cuộc đời mình vì quá ám ảnh bởi đứa con tinh thần "sát nhân" do bản thân tạo ra. Để ngăn chặn lời nguyền của bài hát này, cơ quan truyền thông Anh thậm chí còn ban lệnh cấm phát đối với Gloomy Sunday. 

Sau này lời nguyền của Gloomy Sunday được nhiều nhà nghiên cứu lý giải như sau: theo họ, vào thời điểm bản nhạc ra đời, cả thế giới đang gánh chịu cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933. 

Do đó, bản nhạc buồn đã tác động mạnh đến tâm lý người dân, khiến nhiều người mất phương hướng, trầm cảm và tự tử. Cùng với đó, sự thêu dệt của dư luận cũng góp phần thổi nên lời nguyền đáng sợ của bản nhạc này. 



Tuy nhiên, đây mới chỉ là một giả thuyết mà thôi. Sự thật về bản nhạc đáng sợ này vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá…

3. Lời nguyền búp bê Robert

Nếu phải lựa chọn món đồ chơi đáng sợ nhất trong lịch sử, có lẽ danh hiệu đó cần được dành cho búp bê Robert. Đó là con búp bê cao 91cm, do một y tá người Jamaica may tặng cậu bé Eugene (con trai bác sĩ Thomas Osgood Otto giàu có) trước khi bị mẹ cậu đuổi ra khỏi nhà. 


Búp bê Robert (trái) là một trong số những con búp bê đáng sợ nhất thế giới

Kể từ khi được tặng Robert, Eugene dần yếu đi. Đêm đêm, cậu bé thường bò qua cửa sổ, đi lang thang trong đêm. Đồ đạc trong nhà cậu cũng biến mất vô cớ, quần áo, đồ chơi bị xé rách kì lạ. 

Người cô của Eugene, sau khi đề xuất vứt con búp bê lên gác xép đã chết ngay đêm sau đó còn Robert không hiểu sao tự động trở về bên Eugene. 

Ngay cả khi lớn lên, Eugene vẫn luôn ôm khư khư trong người búp bê Robert. Tất cả những ai thân thiết với cậu hoặc có ý định cướp Eugene khỏi Robert đều phải nhận hậu quả - cái chết - mà điển hình là vợ Eugene. 


Robert được đồn đoán chính là hung thủ đứng sau những sự kiện bí ẩn và ghê rợn

Sau khi Eugene qua đời, búp bê Robert được chuyển cho người chủ mới và những câu chuyện đáng sợ vẫn tiếp diễn. Người ta buộc phải đưa con búp bê này vào bảo tàng để tránh lời nguyền bí ẩn tiếp diễn. 

Mặc dù đáng sợ như vậy song vẫn có một nhà khoa học sẵn sàng bất chấp tất cả để nghiên cứu về Robert. Đó là chuyên gia Johua P.Warren. Ông dành một khoảng thời gian rất dài để tiếp xúc với Robert, thậm chí còn “xin phép” búp bê để được nghiên cứu. 


Tuy nhiên, tất cả những gì Johua thu được là ba chữ “suýt thành công”. Trong tổng số 72 tấm ảnh ông chụp Robert, chỉ có vỏn vẹn 5 tấm nhìn thấy hình dạng búp bê và phần còn lại toàn một màu đen. 

Thậm chí, khi sử dụng máy điện từ xung quanh búp bê, chiếc máy phát nổ mà không biết vì lý do gì. Sau những sự việc ấy, dù rất hiếu kỳ nhưng Johua cũng phải bỏ ngỏ bí ẩn về búp bê lời nguyền Robert. 

Nguồn: BBC, Dailymail, Wikipedia 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày