Chim két
Loài chim két có nguồn gốc ở Châu Âu. Khoảng giữa những năm 1890 - 1891, loài chim này được phổ biến từ New York (Hoa Kỳ) ra khắp đất nước Mỹ. Từ 100 con ban đầu, đàn chim két đã tăng dân số lên vài nghìn và tới năm 1977, số lượng của chúng đã là 1 triệu con.
Khi dân số gia tăng, chúng đã gây ra những phiền toái lớn cho con người. 3.000 con đậu trên đường dây điện thoại khiến đường dây đứt tung. Khi đi kiếm ăn, chúng sà vào nông trại chăn thả gia súc ở vùng Trung Tây, phá hoại việc làm ăn của người dân. Kết quả là chúng đã bị người dân đầu độc bằng các hạt ngũ cốc tẩm độc. Sau khi ăn, một số lượng lớn loài chim két đã chết, xác nằm rải rác khắp các đường phố.
Cây nho leo Kudzu
Năm 1876, hội trợ quốc tế đầu tiên đã được tổ chức tại Hoa Kỳ. Tại đó cây nho Kudzu đã được đem ra giới thiệu và nhanh chóng chiếm được vị trí lớn. Loài cây này rất thích hợp trồng trong vườn lấy bóng râm, và thường được trồng ở các trang trại.
Năm 1900, người nông dân trồng nho Kudzu nhằm tạo nguồn thức ăn chứa protein nuôi gia súc. Tới những năm 30, chính phủ Mỹ cho rằng cây nho Kudzu là phương pháp hữu hiệu để chống sói mòn nên quyết định chi trả cho chủ đất trồng Kudzu, rồi chuyển những cây này về công viên.
Bên cạnh những lợi ích mang lại, cây Kudzu cũng có những yếu điểm. Chúng là một đại diện điển hình cho loài cây cỏ dại, mọc tràn lan và lớn nhanh như thổi. Nếu cây này được trồng ở vườn nhà bạn thì chúng sẽ nhanh chóng trèo qua nhà, lợp thành tấm lưới dày cộp khiến bạn ngộp thở.
Rắn cây nâu
Một con tàu chở hàng đã tình cờ mang loài rắn cây nâu đến với hòn đảo Guam ở Thái Bình Dương. Ban đầu, loài rắn này rất hữu dụng khi tiêu diệt chuột trên hòn đảo. Tuy nhiên, loài rắn này nhanh chóng chuyển món sang các con chim.
Những con chim trên đảo Guam chưa bao giờ gặp kẻ săn mồi nào như rắn, nên chúng chẳng sợ và chẳng đề phòng gì. Chính vì vậy chỉ trong thời gian ngắn, 10 loài chim tại đây nhanh chóng bị tiêu diệt và hoàn toàn biến mất. Thật là một cơn ác mộng cho Guam.
Hệ sinh thái ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi các loài chim khan hiếm, chẳng còn nhiều “bà mai” đem gieo hạt giống cho cây cối nữa, còn nhện thì không ngừng gia tăng. Rắn cây nâu phát triển thậm chí còn đông hơn cả người dân bán xứ, chạy khắp nơi tìm chim, táo tợn leo lên cả những cột điện để bắt chim.
Thỏ
Người La Mã đã thuần hóa thỏ hoang để làm thức ăn từ thế kỷ thứ thứ 1 trước Công nguyên. Sau khi Rome sụp đổ, thỏ may mắn vẫn sống sót và bắt đầu phổ biến ở Pháp, nơi những người giàu có thích nuôi chúng. Khi người Norman xâm chiếm nước Anh, họ mang cả thỏ đến. Dần dần, thỏ được nuôi lấy thịt và lông tại Anh và một số nước Châu Âu khác.
Thế nhưng, thỏ lại gia tăng không ngừng và bắt đầu phá cây. Ba con thỏ có sức ăn bằng một con cừu và đó quả là một mối đe dọa ghê gớm với người nông dân.
Hoa lan dạ hương (ở Việt Nam còn gọi là bèo tây hay lục bình)
Loài hoa được mệnh danh là “tuyệt sắc giai nhân” trong tự nhiên này có nguồn gốc từ miền tây Brazil và ngày nay đã có mặt trên khắp thế giới. Chúng được trồng làm cây cảnh, trang trí vườn tược, bể cá, ao vườn… rất đẹp. Loài cây này có tốc độ sinh sôi vô cùng khủng khiếp. Chính vì vậy mà chúng đã gây ra nhiều rắc rối, và khó khăn cho con người.
Ở Trung Quốc, lục bình sinh sôi quá lớn làm tắc nghẹn hệ thống thủy lợi, kênh mương thoát nước, gây lũ lụt và làm các nhà máy thủy điện phải đóng cửa. Ở những nơi khác chúng xuất hiện dày đặc, làm nghẽn nguồn nước, giảm lượng ánh sáng và oxy trong nước, biến đổi hệ sinh thái nước, gây ngạt cho cá và các loài thực vật khác, rồi biến tất cả thành đầm lầy.