Một trong những đặc tính của con người là dễ dàng tin “sái cổ” những lời khuyên truyền miệng về sức khỏe mà không hề đặt ngược lại câu hỏi tại sao lại như thế?
Tất nhiên, có điều đúng, nhưng cũng có những lời chỉ là phỏng đoán, dọa dẫm. Cùng khám phá bí ẩn đằng sau các thực phẩm và đồ ăn quen thuộc mà đôi khi ta vẫn "ngớ ngẩn" tin vào điều đó.
1. Chất béo không tốt cho sức khỏe
Đây có lẽ là một lời khuyên sức khỏe phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Sự thật thì, nó đúng nhưng chưa đủ. Không phải tất cả mọi loại chất béo đều có hại.
Dưới góc nhìn khoa học, chỉ có các chất béo no và bão hòa (thường là các loại chất béo có nguồn gốc động vật) mới gây hại cho cơ thể, chúng làm tăng cholesterol trong máu và gây nguy hiểm cho tim mạch.
Còn ngược lại, với các loại chất béo không no, hàm lượng cholesterol thường rất thấp, giúp chúng ta nhanh no và giảm thiểu việc ăn quá nhiều.
Chất béo dạng này thường tập trung ở các loại dầu oliu, dầu vừng, đậu phụ, sữa đậu nành…
2. Ăn chocolate bị nổi mụn
Đây là một sai lầm lớn mà nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó.
Nguyên nhân bị mụn ở người thì là do sự hoạt động quá mức của tuyến dầu, sự thay đổi hormone, mồ hôi và da chết bịt kín lỗ chân lông mà gây ra, chẳng hề liên quan tới chocolate.
Muốn có một làn da đẹp thì điều cốt yếu là bạn phải giữ sự cân bằng và điều độ trong sinh hoạt, ăn uống.
4. Ăn chuối chống ung thư
Ăn chuối rất tốt cho sức khỏe con người, song sự thật thì nó không phải là loại thần dược ngăn ngừa căn bệnh ung thư nan y.
Trong thành phần của chuối, hầu như không có một chất độc hại nào mà lại rất giàu vitamin B, C và chất xơ, tuy nhiên không có nghĩa nó là một thực phẩm siêu hạng.
Theo các nhà xã hội học, việc tuyên truyền về tác dụng chữa ung thư của chuối chỉ là kết quả của giới truyền thông đồn thổi mà thôi.
5. Ăn khuya thì nhanh béo
Đây cũng lại là một “tin vịt” 100%. Các nhà khoa học đã chứng minh, thực tế lượng calo mà cơ thể hấp thụ thì hoàn toàn không phụ thuộc vào thời gian bạn tiếp nhận nó.
Như vậy, có thể nói, bạn ăn ban ngày và ban đêm cùng một lượng như nhau thì trong thực tế, năng lượng đưa vào cơ thể cũng chỉ tương đương và không có gì nguy hiểm cả.
6. Ăn ít chất béo sẽ giảm cân
Thật là sai lầm nếu bạn cho rằng muốn giảm cân thì không được ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo. Thứ gây ra sự béo cho con người thực tế không phải lipit mà lại là lượng calo cơ thể hấp thụ.
Nếu bạn hấp thụ nhiều calo và ít hoạt động thì hẳn bạn sẽ có thể bị béo phì. Ngược lại, cách tốt nhất giảm cân nặng đó chính là ăn uống điều độ, đúng giờ, hấp thụ ít lượng calo hơn lượng calo mà người thường tiêu tốn.
7. Ăn nhiều thịt thì cơ bắp sẽ to khỏe
Các quý ông luôn thích nghe câu này, tuy nhiên trong thực tế thì điều đó không hề đúng. Cơ bắp thực sự phụ thuộc vào cân nặng của bạn.
Mỗi chúng ta cần cung cấp khoảng 55g protein mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nếu lượng protein đi vào cơ thể vượt quá lượng trên thì chúng sẽ biến thành glucose, và nếu lượng này không cần sử dụng đến, nó sẽ chuyển hóa thành carbohydrate hoặc chất béo và được lưu giữ lại dưới dạng năng lượng.
Vậy thì ăn thêm một lượng dồi dào protein nữa có giúp cho bạn có thêm cơ bắp như mong muốn không? Dĩ nhiên là không.
Mỗi ngày chúng ta cần đủ 55g protein thôi, không cần bổ sung thêm. Mặc dù các vận động viên với cường độ vận động nhiều hơn sẽ cần lượng protein lớn hơn, nhưng bổ sung thêm protein không cần thiết cũng không làm tăng lượng cơ bắp.