Để có được hệ sinh thái cân bằng, Mẹ Trái đất đã phải trải qua nhiều năm tiến hóa liên tục không ngừng nghỉ.
Mỗi tác động của con người, dù lớn hay nhỏ đều tạo nên một chuỗi các hiệu ứng không thể đoán trước.
Những câu chuyện dưới đây là ví dụ xác thực về hậu quả chúng ta nhận được khi phá hủy quy luật của tự nhiên.
1. Loài ong sát thủ
Vào năm 1968, nhà di truyền học người Brazil - Warwick Kerr đã định lai giống của ong mật Apis mellifera adansonii hiếu chiến với loài ong cho mật của châu Âu.
Xui xẻo thay, trước khi thực hiện được mục đích này thì 26 đàn ong đã thoát khỏi nhà nuôi ong và tự phối giống với loài ong dại để tạo ra một giống ong mới được biết đến với cái tên “loài ong sát thủ”.
Chủng ong mới có xu hướng tấn công bất cử kẻ thù nào lảng vảng gần lãnh thổ của mình, đốt theo từng nhóm lớn và giữ trạng thái “hung hăng” rất lâu sau dù chỉ bị một sự khiêu khích nhỏ nhất.
Chúng lan tràn khắp châu Mỹ, gây ra rất nhiều thiệt hại, đã có 14 người đã chết vì bị loài ong sát thủ này tấn công. Nhưng hậu quả nghiêm trọng hơn mà chúng gây ra chính là sự pha trộn gene vào các loài ong bản địa được nuôi lấy mật vốn rất hiền lành.
2. Cây sắn dây
Loài sắn dây với tên khoa học là Pueraria lobata bao phủ hơn 28 nghìn km2 ở Nam Mỹ và được coi là một loài cỏ dại phiền hà trên khắp đất nước.
Năm 1876, chính phủ Nhật đã tạo ấn tượng tốt bằng cách xây dựng một khu vườn tuyệt đẹp bao gồm các loài cây bản địa trong đó có sắn dây.
Vào những năm 1920 - 1940, loài cây này được du nhập vào Mỹ như một loại thức ăn cho động vật và được trồng rộng rãi.
Chúng xâm lấn rất nhanh và rõ rệt, bao phủ khắp tòa nhà, các loại cây trồng, rừng… Thuốc diệt cỏ hoàn toàn vô hiệu, chúng khiến các loài cây bản địa chết vì thiếu ánh sáng.
Cuối cùng vào năm 1953, loài sắn dây đã bị cấm trồng và liệt vào giống cỏ dại .
3. Loài thực vật thủy cung nhân tạo
Công viên Wilhelmina ở Stuttgart đã lựa chọn một loài tảo biển khá đẹp mang tên Caulerpa taxifolia để dùng làm loài thực vật trang trí trong thủy cung.
Dựa trên loài này, họ tạo nên một loài còn mạnh mẽ hơn với tên là Caulerpa taxifolia (Vahl) C. Agandh và chia sẻ chúng với các thủy cung khác.
Không may, một mẫu tảo vô tình lọt ra ngoài đại dương. Từ đó, chúng phát triển một cách mạnh mẽ, xuất hiện ở Địa Trung Hải rồi lan sang vùng biển Hoa Kì, Úc qua lưới đánh cá và tàu bè.
Do không bị các loài động vật biển tiêu thụ, chúng lan rộng qua khắp các vùng biển. Dù đã có nhiều biện pháp ngăn cản và tiêu diệt nhưng không thành công.
Loài cây này thậm chí đã được Hiệp hội Bảo tồn Thế giới đưa vào "Danh sách 100 loài ngoại lai xâm hại tồi tệ nhất thế giới".
4. Chiến dịch mèo
Một cuộc bùng nổ của bệnh sốt rét vào những năm 50 đã khiến cho WHO phải sử dụng đến một lượng lớn thuốc từ sâu DTT để diệt muỗi.
Thuốc đã có tác dụng nhưng đồng thời xóa sổ một số lượng lớn các kí sinh trùng ong bắp cày. Không còn thiên địch, loài sâu bướm tăng nhanh.
Tồi tệ hơn, những con côn trùng bị nhiễm độc lại là mồi của loài tắc kè hoa - thức ăn của giống mèo bản địa.
Phản ứng dây chuyền xảy ra khiến loài mèo bản địa nhiễm độc DTT và chết hàng loạt, giúp lũ chuột có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Tất cả dẫn đến sự bùng phát dịch sốt phát ban và nạn dịch hạch vô cùng nguy hiểm.
Để cứu vãn tình thế, WHO đã phải thực hiện “chiến dịch mèo” để cân bằng lại số mèo khỏe mạnh ở đây.
Tuy dịch bệnh đã được dập tắt và thuốc DTT bị cấm nhưng tác hại của việc tham gia vào quá trình cân bằng sinh thái của tự nhiên vẫn để lại cho chúng ta một bài học đáng nhớ.
Bạn có thể xem thêm: