Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa

Đức Huy, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 09/11/2013
Chia sẻ

Ngựa nửa vằn, hổ có túi, hươu có bộ gạc khổng lồ, bò rừng cao 2m... là những động vật đặc biệt đã bị tuyệt chủng từ hàng trăm năm qua.

Lịch sử Trái đất từng chứng kiến sự có mặt của nhiều loài động vật nhưng có những loài đã hoàn toàn bị tuyệt chủng với các lý do khác nhau. Cùng điểm qua một số loài động vật có hình dạng kì lạ từng tồn tại trên Trái đất qua bài viết dưới đây.

1. Ngựa Quagga 

Được xem là loài vật đã tuyệt chủng nổi tiếng nhất của châu Phi, ngựa Quagga có thân hình chỉ vằn nửa thân trước. Ngựa Quagga đã từng sinh sôi khá nhiều ở châu Phi nhưng đã trở thành nạn nhân của việc săn bắn trái phép bởi thịt và da của chúng rất có giá trị.

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 1

Theo tài liệu ghi chép, ngựa Quagga hoang dã cuối cùng có thể đã bị bắn vào những năm cuối thập niên 1870 và con cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào ngày 12/8/1883 tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam, Hà Lan.

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 2
Ảnh chụp một trong những con ngựa Quagga cuối cùng trong sở thú.

Một trong những điểm đặc biệt ở ngựa Quagga - chúng là loài vật tuyệt chủng đầu tiên mà các nhà khoa học có DNA để nghiên cứu. Những nghiên cứu di truyền gần đây cho biết, ngựa Quagga không phải là một loài riêng biệt mà chúng là một loài tách ra từ giống ngựa vằn đồng bằng.

2. Hổ Tasmania 

Hổ Tasmania được biết đến là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất thời hiện đại, phân bố chủ yếu ở Australia và Papua New Guinea từ 2.000 năm trước. Chúng còn có tên gọi khác là chó sói Tasmanian vì có ngoại hình khá giống chó sói. 

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 3
Chúng là một loài săn mồi với hàm răng rất khỏe, một cú ngoạm của nó mạnh gấp ba lần so với một con chó cùng kích thước.

Hổ Tasmania bị săn bắn đến gần như tuyệt chủng khi người châu Âu đến định cư tại những hòn đảo ở nam lục địa Australia. Vào thập niên 1800, những người nông dân đã buộc tội hổ Tasmania tấn công cừu của họ nên dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt. 

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 4

Nguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng trực tiếp là do việc di cư của con người. Những người châu Âu khi di cư sang Úc đã sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi trên chính lãnh thổ của loài này. Không những thế, họ còn coi Thylacine là thủ phạm tấn công đàn cừu của mình nên dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt.

 Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 5

Sau 70 năm với mức độ tàn sát không ngừng, loài hổ Tasmania gần như hoàn toàn biến mất. Con hổ Tasmania cuối cùng "trút hơi thở cuối cùng"  trong một vườn thú ở Tasmania vào năm 1936.

3. Hươu Ireland 

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 6

Hươu Ireland là loài hươu lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất với chiều cao 2,1m và điều đặc biệt là chúng sở hữu bộ gạc khổng lồ - dài hơn 3m, nặng 40kg. Hươu Ireland từng sinh sống chủ yếu ở vùng phía Đông của hồ Baikal cho đến khi tuyệt chủng vào 7.700 năm trước.

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 7

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tuyệt chủng của hươu Ireland được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Họ cho rằng, chính bộ gạc khổng lồ đã khiến những con đực mất tầm quan sát và hạn chế sự di chuyển khi vào rừng. 

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 8

Một giả thuyết khác dẫn tới sự tuyệt chủng được đưa ra đó là loài này đã bị con người săn bắn quá mức nhằm lấy những bộ gạc và da.

4. Bò rừng Aurochs

Bò rừng Aurochs là một trong những loài vật đã tuyệt chủng nổi tiếng của châu Âu và là loài gia súc lớn nhất với chiều cao lên đến 2m. Loài này có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 2 triệu năm trước, sau đó du nhập vào Trung Đông, châu Á và châu Âu vào khoảng 250.000 năm trước.

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 9

Các quý tộc và hoàng gia thời xưa thích thú khi săn bắn loài này nên số lượng loài nhanh chóng sụt giảm. Con bò rừng cuối cùng đã chết vào năm 1627 ở Ba Lan. Phần xương sọ của nó được quân đội Thụy Điển quản lý và là tài sản quý giá của thành phố Stockholm.

5. Chim Dodo

Chim Dodo là một loài chim không bay được sống chủ yếu ở vùng Mauritius, Ấn Độ Dương và được xem là họ hàng của loài bồ câu ngày nay. 

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 10
Chim Dodo có chiều cao khoảng 1m, nặng 20kg.

Chim Dodo bắt đầu tuyệt chủng vào giữa thế kỷ thứ XVII. Loài này được xem là một ví dụ tiêu biểu cho sự tuyệt chủng liên quan trực tiếp đến các hoạt động của con người và được ghi lại qua những tư liệu lịch sử. 

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 11
Chủ yếu loài này làm tổ trên mặt đất và ăn trái cây.

Nguyên nhân sự tuyệt chủng của chim Dodo chủ yếu là do săn bắn quá mức từ những thủy thủ đi qua khu vực này dùng làm thức ăn dài ngày trong các chuyến đi biển.

6. Hổ răng kiếm 

Hổ răng kiếm là một trong những loài săn mồi hung tợn nhất Trái đất vào thời kỳ Kỷ Băng Hà, cách nay từ 3 triệu - 10.000 năm trước ở châu Mỹ. Sở hữu cặp răng nanh dài đến 25cm cùng những móng vuốt sắc nhọn, hổ răng kiếm là nỗi lo sợ đối với nhiều loài động vật sống trong thời kỳ này.

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 12
Cặp răng nanh dài là đặc điểm nổi bật của hổ răng kiếm.

Hổ răng kiếm bắt đầu đánh dấu thời kỳ tuyệt chủng vào khoảng năm 10.000 TCN. Hiện nay, có nhiều giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra về nguyên nhân tuyệt chủng của loài hổ răng kiếm. 

Những động vật "quái đản" bị tuyệt chủng thời xưa 13
Một tiêu bản hổ răng kiếm được khôi phục trong bảo tàng.

Một bộ phận các nhà khoa học cho rằng, sự vươn lên của loài người tiền sử là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, việc chấm dứt Kỷ Băng Hà đã thu hẹp môi trường sống làm thay đổi thảm thực vật và đẩy loài hổ răng kiếm vào bờ vực tuyệt chủng.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Odee, Petermaas, Wikipedia...
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày