Theo các nhà khoa học, đôi mắt đã phát triển từ cách đây 540 triệu năm với mục đích là cơ quan nhận biết ánh sáng. Ngày nay, đôi mắt đã ngày càng trở nên phức tạp hơn và đa dạng. Hãy khám phá những đôi mắt kì lạ nhất trong tự nhiên qua chùm ảnh sang nhé!
Loài khỉ Tarsier
Tarsier là một loài linh trưởng nhỏ ăn đêm, thường được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới của Đông Nam Á. Tarsier là loài linh trưởng hoàn toàn ăn thịt, thức ăn chủ yếu của loài này là thằn lằn, côn trùng và thậm chí là những con chim nhỏ. Tuy nhiên, điều khiến Tarsier trở nên đặc biệt có lẽ là nhờ đôi mắt “ngoại cỡ” của chúng.
Trong tất cả các loài động vật có vú, đó là đôi mắt lớn nhất so với cơ thể. Có thể lấy một so sánh dễ hiểu là nếu con người có tỉ lệ giữa đôi mắt và cơ thể như Tarsier thì đôi mắt của chúng ta sẽ to bằng quả bưởi.
Đôi mắt lớn của Tarsier được gắn cố định vào hộp sọ, nhưng không thể nằm sâu trong hốc mắt. Bù lại loài Tarsier rất linh hoạt và có thể xoay đầu 180 độ, giống như cú, để tìm kiếm con mồi.
Với đôi mắt có trọng lượng lớn hơn cả bộ não, Tarsier có một thị lực tinh tường và một tầm nhìn vào ban đêm tuyệt vời, thậm chí các nhà khoa học cho rằng chúng có thể nhìn được cả tia cực tím, nhưng lại nhận biết màu sắc rất kém.
Tắc kè hoa
Tắc kè hoa là một ngôi sao nổi tiếng với màn biến đổi màu sắc hoàn hảo. Nhưng một đặc điểm đặc biệt mà không phải ai cũng biết về loài này đó là một đôi mắt “bất bình thường”. Mí mắt của chúng ôm gần như toàn bộ đôi mắt. Hơn nữa mỗi con mắt có thể di chuyển độc lập với nhau giúp chúng vừa có thể quan sát con mồi, lại vừa có thể canh chừng kẻ thù hay nói cách khác tắc kè có một trường nhìn là 360 độ.
Khi tập trung 2 mắt cùng về một hướng, thị lực của tắc kè trở nên vô cùng chính xác và có nhận thức sâu, khiến chúng có thể bắt mồi bằng lưỡi với một siêu tốc độ. Con côn trùng cách vài mét cũng nhanh chóng rơi vào tầm ngắm tấn công. Giống như khỉ Tarsier, tắc kè hoa cũng có khả năng nhìn thấy tai cực tím.
Chuồn chuồn
Trong số các loài côn trùng, chuồn chuồn là thợ săn trên không cừ khôi nhất và cũng là loài sở hữu đôi mắt đẹp nhất. Đôi mắt của chúng rất lớn, gần như kín cả khuôn mặt tạo là một trường nhìn 360 độ hoàn hảo. Đôi mắt ấy được hình thành từ 30 nghìn các đơn vị thị giác gọi là ommatidia. Mỗi tế bào đó bao gồm một thấu kính và một chuỗi các tế bào nhạy cảm ánh sáng.
Chuồn chuồn có một thị giác tinh tường, có thể phát hiện ra màu sắc khác nhau và ánh sáng phân cực. Chúng rất nhạy cảm với các chuyển động và nhanh chóng phát hiện ra bất kì con mồi hoặc kẻ thù rình rập.
Trong khi con người sẽ chẳng thể nhìn thấy một vật gì, thì một số loài chuồn chuồn đi săn vào lúc hoàng hôn trong điều khiện ánh sáng yếu. Không chỉ vậy, con chuồn chuồn còn có ba mắt nhỏ hơn có tên là ocelli có thể phát hiện ra các chuyển động nhanh hơn là đôi mắt kép. Những ocelli nhanh chóng gửi thông tin đến điều khiển của chuồn chuồn, và chỉ trong vài phần của một giây chúng sẽ phản ứng rồi quyết định hành động ngay.
Tắc kè đuôi lá
Phải công nhận rằng tắc kè đuôi lá có một đôi mắt cực kỳ lạ. Đôi mặt được bảo vệ bởi lớp màng trong suốt, được làm sạch hàng ngày bằng cách “liếm”. Đồng từ của chúng thẳng đứng và có một chuỗi các lỗ có thể mở rộng vào ban đêm cho phép chúng thu nhận ánh sáng nhiều hơn, và tăng khả năng phát hiện các đối tượng (con mồi hoặc kẻ thù) vào ban đêm.
Trong khi mèo và cá mập có thể nhìn tốt hơn con người từ 6 đến 10 lần, thì tắc kè đuôi lá hay bất kì loài tắc kè sống về đêm nào nhìn tốt hơn con người tới 350 lần trong ánh sáng mờ.
Mực ống khổng lồ
Mực ống khổng lồ là loài động vật không xương sống lớn nhất được biết đến và cũng là loài sở hữu một đôi mắt to kỉ lục. Mỗi con mắt có được kính lên tới 30 cm, tức là lớn hơn cả một cái đĩa ăn, và có một thấu kích có kích thước bằng một quả cam. Đôi mắt lớn giúp con mực có thể quan sát trong điều kiện ánh sáng mờ, nơi nước sâu 2000 mét so với bề mặt nước.