Những cách cơ thể duy trì sự sống ta ít biết

Hồng Đức, Theo Mask Online 12:00 04/10/2012
Chia sẻ

Tiểu đảo tụy, “gối” của não, màng ngoài tim... đóng góp một phần không nhỏ vào sự tồn tại của chúng ta.

Dù ít được chú ý nhưng trong cơ thể chúng ta có nhiều bộ phận quan trọng, hoạt động đáng kinh ngạc nhằm duy trì sự sống mà chỉ có những chuyên gia y tế, nhà khoa học mới quan tâm. Chúng ta cùng thử khám phá xem đó là những bộ phận gì qua nghiên cứu dưới đây. 

1. Màng xà phòng ở phổi

Con người không thể sống thiếu không khí. Và để hô hấp, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến chính là phổi. 

Trên hai buồng phổi trong cơ thể mỗi chúng ta có các túi khí nhỏ, được gọi là túi phổi - hay phế nang và chúng được bao phủ bởi một chất dịch giống như màng xà phòng - được gọi là surfactant, chất hoạt diện.  

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Các màng phế nang rất mỏng, chỉ khoảng nửa mm. Khi chúng ta thở ra, màng phế nang co lại và màng hoạt diện lúc này sẽ đóng vai trò như màng ngăn cách, không cho màng túi phổi bị dính vào nhau. Nhờ đó, con người có thể thực hiện một chu kỳ hô hấp một cách trọn vẹn. 

2. Mạch xương

Bên cạnh tác dụng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, xương hay cụ thể là tủy xương còn là nơi sản xuất ra các tế bào máu - hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nhưng điều đặc biệt ở đây là hệ thông cung cấp máu cho xương.

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Các mạch máu cung cấp máu cho xương thông qua một lớp màng mỏng có thể gọi là vỏ xương. Nếu không có sự cung cấp này, cơ thể sẽ không nhận được bất kỳ tế bào miễn dịch nào, đồng nghĩa với việc mỗi vi khuẩn chúng ta tiếp xúc hàng ngày có thể khiến ta mắc tỉ lệ tử vong lớn hơn.

3. Hệ đệm máu

Để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, độ pH trong máu cần phải duy trì trong khoảng 7,35 đến 7,45. Để làm được điều này, cơ thể chúng ta cần hệ đệm máu, bao gồm các phân tử có khả năng hấp thụ ion H+ dư thừa nếu nồng độ acid trong máu cao và ngược lại.

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Nếu không có hệ thống này, nồng độ pH trong máu có thể quá cao hoặc thấp, dẫn đến việc những enzyme trong cơ thể hoạt động không hiệu quả hoặc mất tác dụng. Điều này có nghĩa độc tố sẽ được tích tụ một cách nhanh chóng và kết quả cơ thể sẽ chết.

4. Màng ngoài tim - kiểm soát tim

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Đây là một màng mỏng bao bên ngoài tim, có tác dụng cố định và kiểm soát sự tăng trưởng của tim, ngăn không cho tim phát triển quá lớn. Có điều, chúng ta không thể biết về sự hiện diện của màng ngoài tim, trừ khi mắc chứng viêm màng tim. 
5. “Gối” của não

Chiếc gối của não ở đây là dịch não tủy, bao phủ toàn bộ hệ thần kinh trung ương não cùng tủy sống. Dịch não tủy có vai trò giống như chiếc gối, bảo vệ não bộ khi có va đập mạnh. 

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Ngoài ra, dịch não tủy còn vận chuyển những enzyme cần thiết tới não bộ, đồng thời đưa những chất độc ra ngoài bằng cách hòa tan chúng vào máu khi rời khỏi não bộ.

6. Điện tim

Điều gì đã giúp trái tim chúng ta đập. Đó là nhờ một bó dây thần kinh trong tâm nhĩ trái, còn gọi là “nút xoang nhĩ”, bao gồm các tế bào có khả năng tự tạo xung điện. 

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Xung điện này lan ra các cơ xung quanh, giúp trái tim hoạt động. Nút xoang nhĩ giúp tim co bóp 60 - 70 lần/phút khi nghỉ ngơi, qua đó truyền máu qua các khoang tim và tải oxy đến những bộ phận trong cơ thể.

7. Thụ thể về nhiệt

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Đây là các thụ thể thần kinh nằm dưới da, có tác dụng cảm nhận nhiệt độ. Nếu không có chúng, con người đã có thể nhảy vào lửa mà không cảm thấy gì, nhưng tất nhiên khả năng thiệt mạng vì bỏng là rất cao.

8. Tiểu đảo tụy

Nằm trong nhu mô của tụy ngoại tiết là các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans. Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến tụy có chức năng tiết insulin - một hormone có tác dụng tiêu thụ đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet

Khi thiếu insulin, cơ thể người có thể mắc chứng đái tháo đường. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do cơ thể đã nhầm lẫn các nhóm tế bào này thành vi khuẩn xâm nhập và tiêu diệt chúng.


Bạn có thể xem thêm:

nhung-cach-co-the-duy-tri-su-song-ta-it-biet
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày