Con người luôn được cho là sinh vật hoàn hảo mà tự nhiên đã tạo ra. Lý do là bởi chúng ta là tổng hòa, sở hữu tất cả những khả năng vượt trội, xúc cảm, trạng thái phức tạp của các loài khác.
Cùng khám phá xem những điểm “giống hệt” của chúng ta với các loài động vật.
1. Biểu cảm trên khuôn mặt
Hầu hết các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, đau đớn, sợ hãi của con người đều được biểu hiện qua khuôn mặt. Và chúng ta nhìn thấy điều tương tự đó ở đâu?
Câu trả lời đến từ một loài gặm nhấm quen thuộc - chuột. Những cảm xúc sơ khai như đau đớn, sợ hãi của loài này được biểu hiện rõ nét qua khuôn mặt.
Năm 2010, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học McGill và Đại học British Columbia ở Canada đã ghi lại hình ảnh những con chuột bạch “nhăn mặt”. Chúng làm như vậy mỗi khi gặp phải khó khăn, sợ hãi hay đau đớn
Các nhà khoa học tin rằng, biểu hiện nói trên còn có ở nhiều loài gặm nhấm khác. Kết quả nghiên cứu này có thể được vận dụng để loại bỏ những nỗi đau không cần thiết mà con người gây cho chuột bạch khi tiến hành thí nghiệm trên chúng. Đồng thời, nó góp phần to lớn trong quá trình bảo tồn những loài gặm nhấm quý hiếm.
2. Sự tiếc thương
Mỗi một người thân ra đi luôn để lại trong lòng chúng ta những mất mát, thương tiếc và tưởng nhớ. Song không chỉ có con người mà ngay cả loài voi cũng như vậy.
Voi sống theo bầy đàn và có thói quen chôn cất những thành viên trong đàn bị chết. Điều này được khẳng định trên tạp chí Biology Letters bởi ba nhà nữ khoa học Karen McComb, Lucy Baker và Cynthia Moss thông qua kết quả nghiên cứu 14 năm liền của họ.
Theo đó, khi một thành viên trong đàn “ngã xuống”, bầy voi đứng xung quanh xác chết rất lâu. Sau đó, một con tiến lại, chạm nhẹ vào đầu, ngà hoặc hàm dưới của con vật xấu số.
Cuối cùng, đàn voi mang thi thể đồng loại đi chôn. Chúng vùi xác xuống đất hoặc phủ cành lá, cỏ dại lên xác, giống như con người xây mộ vậy. Đáng ngạc nhiên nhất là hàng năm, chúng đều ghé thăm lại mộ của những thành viên đã chết.
3. Lòng từ bi
Không chỉ biết biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, họ nhà chuột còn có lòng vị tha, nhân ái với đồng loại.
Năm 1958, một số nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm kinh điển và khám phá ra nhận định trên. Theo đó, các con chuột chỉ được cho ăn nếu chúng kéo một cái đòn bẩy đặc biệt.
Đặc biệt ở chỗ, nếu kéo đòn bẩy đó thì một con chuột khác sẽ bị sốc điện. Kết quả nghiên cứu thật kinh ngạc, các con chuột khác nhau đều không dám kéo đòn bẩy khi nhận biết đồng loại của mình bị thương.
Năm 2006, một nghiên cứu khác trên tạp chí Science cũng phát hiện, chuột nhăn mặt đau đớn nếu biết những thành viên gia đình thân thiết như bố, mẹ, anh chị em của mình bị thương.
4. Hành vi ngoại tình
Xã hội có người tốt, người xấu, không ít người để đạt được mục đích đã lừa đảo, gian lận. Và ở giới động vật, ta bắt gặp tính cách này ở các loài chim.
Một nghiên cứu năm 1975 đăng trên tạp chí Science đã công bố tập tính có 1-0-2 này. Phần lớn các loài chim cái đều có xu hướng “cắm sừng” bạn tình khi bạn tình đi tìm thức ăn xây tổ. Chim đực bị “cắm sừng” khi trở về sẽ bị chim “tình nhân” đánh đuổi và chiếm trọn tổ cùng với chim cái.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu để giải thích lý do cho hiện tượng trên. Năm 2012, tạp chí PLoS One đã đưa ra đáp án. Hành vi của chim cái cải thiện khả năng và cơ hội kết hợp gene của các bạn tình khác nhau cho thế hệ sau. Nó hoàn toàn là bản năng sinh tồn của loài và ngay cả chim đực cũng có xu hướng như vậy.
Ngoài ra, giới khoa học còn kết luận, điều kiện sống càng khó khăn, nhất là khi thời tiết nóng bức và khắc nghiệt thì hiện tượng gian lận tình cảm trên diễn ra càng nhiều trong xã hội chim.
Bạn có thể xem thêm: