Bọ cánh cứng
Từng bé ấu trùng bọ cánh cứng tiến lên lần lượt, đòi mẹ cho ăn. Những ấu trùng đầu tiên sẽ được no nê. Tuy vậy, khi hết lượng thức ăn mà vẫn còn những ấu trùng con “xin xỏ”, chúng sẽ bị… ăn thịt bởi chính mẹ của mình.
Luật sư bào chữa: Theo ông Scott Forbes nhà nghiên cứu về sinh vật học thuộc trường đại học Winnipeg, những bà mẹ bọ cánh cứng thường đều có xu hướng chọn lựa con để phù hợp với lượng thức ăn chúng kiếm được. Một xác động vật chết thường không đủ cung cấp cho số ấu trùng khổng lồ mà bọ cánh cứng sinh sản ra.
Tất cả khiến ta liên tưởng đến trò chơi thơ bé: lũ trẻ con vừa đi vừa hát xung quanh những chiếc ghế ít ỏi, khi giai điệu kết thúc, ai nấy phải thật nhanh chân chiếm lấy một chỗ ngồi. Việc ăn thịt đồng loại này chẳng khác gì trò chơi sinh tồn chết người đó khi sẽ có những bé ấu trùng con không kịp nhảy vào “chiếc ghế” của mình.
Gấu trúc
Gấu trúc thường được chúng ta yêu quý ngợi ca nhưng khi làm mẹ, đôi khi chúng lại không được tốt cho lắm. Những đứa con thứ hai của gấu trúc, không có khả năng tự bảo vệ, chỉ bé bằng một thỏi bơ cỏn con thường lại bị bỏ rơi và để thiên nhiên hoang dã định đoạt số phận của mình.
Tổ đại bàng đen luôn xảy ra xung đột giữa các “đại bàng nhí” và bố mẹ chúng lại thường dửng dưng đứng nhìn những đứa con ruột đánh nhau, thậm chí ngay cả khi đại bàng anh giết em của mình.
Thỏ
Luật sư bào chữa: Thịt thỏ rất thơm ngon và những loài thú ăn thịt trong rừng thường rất thích “đánh chén” những chú thỏ non yếu ớt. Chính vì vậy, thỏ mẹ phải luôn giữ cho hang động dưới lòng đất của mình được an toàn và bí mật để bảo vệ những đứa con. Do vậy, tuy thời gian làm mẹ và chăm sóc con không nhiều, nhưng dường như, chính sự sống là món quà quý giá nhất mà thỏ mẹ dành cho những đứa con thân yêu của mình.