Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức đã chỉ ra rằng, chính tính đàn hồi của da đã gây ra hiện tượng nhăn nheo ở đầu ngón tay khi ngâm nước này.
Giáo sư Roland Roth thuộc ĐH Tübingen và tiến sĩ Myfanwy Evans tại ĐH Erlangen đã dựng mô hình cấu trúc giống lớp da bên ngoài trên máy tính. Theo đó, các chuyên gia nhận thấy, lớp ngoài của da chúng ta hấp thụ nước, phồng lên, tạo thành những gờ dọc nhưng rồi nhanh chóng trở lại trạng thái cũ khi nó khô.
Hình ảnh mô hình máy tính cho thấy cấu trúc của các sợi keratin ở da khô (trái) và da ẩm ướt (bên phải).
Điều này là do lớp da bên ngoài được cấu tạo từ các sợi có cấu tạo từ chất keratin (chất sừng) hình xoắn ốc đan vào nhau theo cấu trúc ba chiều. Các sợi xoắn ốc này cũng có thể căng ra, khiến cho chất cấu tạo giãn theo và làm tăng thể tích lượng nước nó có thể chứa. Tuy nhiên, điểm quan trọng là khi chất cấu tạo giãn ra, tất cả những mối kết nối giữa các sợi vẫn được duy trì.
Theo đánh giá, các mối liên kết giữa các sợi chính là yếu tố tạo nên sự ổn định của cấu trúc da. Trong quá trình giãn nở, tất cả các mối liên kết bên trong các sợi được duy trì. Vì vậy, thành phần cấu tạo vẫn duy trì trạng thái gắn kết chặt chẽ.
Theo nhiều nhà khoa học, phát hiện này của Evans và Roth vô cùng quan trọng. Chúng có thể giúp ích trong việc điều trị một số bệnh rối loạn về da, hay nghiên cứu tạo ra những vật liệu có tính chất đặc biệt.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Physical Review Letters.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)