Nghiên cứu "phù phép" carbon thủy tinh thành kim cương

June, Theo 12:00 19/10/2011
Chia sẻ

Bên cạnh đó, hãy cùng chúng tớ cập nhật về chiếc giường có thể ngủ theo tư thế thẳng đứng và video ý nghĩa về cái chết của chú cá voi.

Nghiên cứu biến carbon thủy tinh thành kim cương

Có thể nói, kim cương tự nhiên là dạng vật chất “đắt giá nhất” của carbon, nằm sâu trong lòng Trái đất. Tuy vậy, một dạng vật chất khác cũng được nhiều người biết tới đó là than chì, vốn rất mềm, khác hẳn với độ cứng của kim cương. Chúng đều là carbon song đặc tính lại vô cùng khác biệt.


Bí mật làm nên độ cứng của kim cương nằm ở sự sắp xếp các nguyên tử carbon. Các nguyên tử carbon trong kim cương liên kết với nhau dạng “3D”, sau đó liên tục lặp lại trong dãy cấu trúc. Trong khi đó, than chì (mềm) vì các nguyên tử liên kết với nhau theo dạng dẹt, mà theo các nhà khoa học thì chúng trông rất giống… những chiếc bánh sandwich. Điều này đã tạo ra mối liên kết lỏng lẻo giữa các nguyên tử Carbon trong than chì.


Cấu trúc tinh thể "3D" hay còn gọi là liên kết kim tự tháp của nguyên tử carbon trong cấu trúc kim cương.

Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học bắt đầu phân tích một loại carbon mới giống thủy tinh, được sử dụng trong công nghệ hóa học, điện tử. Loại vật liệu này đã xuất hiện từ cách đây… 30 năm. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, chưa một ai nghiên cứu điều gì sẽ xảy ra với loại vật liệu này khi đặt trong môi trường áp suất lớn.

“Than chì thì mềm trong khi kim cương rất cứng. Thật khó tin khi cả hai đều có gốc chung là carbon. Chúng tôi đang tìm kiếm một loại vật liệu mới có thể chuyển đổi từ tính chất này sang tính chất khác” – nhà khoa học Mao Ho “David” Kwang hiện đang công tác tại Viện Khoa học Carnegie, Washington, Mỹ nói. Hiện tại, ông đang nghiên cứu loại Carbon thủy tinh cùng một sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại học Stanford – anh Yu Lin.


Liệu carbon thủy tinh có thể biến đổi thành kim cương?

Trong khi nghiên cứu, nhà khoa học David nhận ra loại carbon thủy tinh ông đang nghiên cứu cũng liên kết với nhau theo dạng của than chì. Để thử nghiệm khả năng của loại vật liệu này, David cùng đồng sự đã đặt nó (kẹp giữa hai viên thủy tinh nhỏ) vào trong môi trường nhân tạo với sức ép lớn giống như trong lòng Trái đất, với hy vọng biến carbon thủy tinh thành kim cương. Kết quả thật bất ngờ khi cấu trúc loại carbon thủy tinh này chuyển sang “dạng 3D” và trở nên cứng như kim cương. Tuy nhiên, sau khi mức độ áp suất hạ xuống, liên kết “3D” trở lại dạng dẹt ban đầu. Carbon thủy tinh trở lại là chính mình.


Ông David cho biết còn quá sớm để kết luận khả năng thương mại của các loại vật liệu carbon có thể chuyển đổi bởi chúng vẫn chỉ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Trong tương lai, ông sẽ nghiên cứu tiếp về khả năng thay đổi độ cứng dưới sự điều áp nhanh. Điều này tương tự như việc con người tạo ra các loại áo chống đạn khi thử nghiệm với tốc độ đạn bay nhanh hơn bình thường.


Ngoài ra, ông còn hy vọng rằng sẽ tìm ra cách biến đổi vật liệu carbon thủy tinh mà không cần dùng đến kim cương “mồi”.

Xuất hiện “giường đứng”

Chiếc giường đặc biệt này được tạo ra bởi nhà thiết kế Jamie O’Shea, cho phép bạn ngủ một cách thoải mái theo tư thế thẳng đứng. Hay nói đúng hơn, đây là một chiếc ghế tựa di động, giúp bạn thư giãn ở ngay… ngoài đường.


Thoạt nhìn, ta sẽ nghĩ rằng anh chàng này đang đứng nghe nhạc chứ không phải... ngủ.



Sử dụng các loại vật liệu bền, có khả năng chịu lực cao nên chiếc "giường đứng" này có thể nâng đỡ mọi trọng lượng cơ thể mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Bên cạnh đó, với thiết kế thông minh, "giường đứng" có thể gập gọn lại và xếp vào chiếc va li đi kèm. Ngoài ra, nhà thiết kế đã chuẩn bị rất đầy đủ trang bị nhằm đem đến cho bạn giấc ngủ thoải mái nhất: kính râm, tai nghe cách âm và một chiếc ô.


"Giường đứng" có thể xếp gọn lại vào trong va li.

Tuy vậy, "giường đứng" lại gặp một số khó khăn nhất định khi phải tìm các rãnh nhỏ dưới mặt đất để làm điểm tựa. Như hình bạn quan sát phía trên, hai bên chân của "giường đứng" là những chiếc móc cố định. Nếu hai chiếc móc này không tìm được một điểm tựa đủ lực thì chúng không thể đỡ cơ thể bạn một cách tốt nhất. 


"Cuộc sống bên kia" của chú cá voi

Bạn biết không, một chú cá voi có thể sống được từ 50 - 75 năm. Đối với những người dân làm nghề chài lưới, việc được chứng kiến một chú cá voi “từ giã coi đời” là một cảnh tượng hiếm có và xúc động. Tuy vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi liệu chăng cá voi cũng có “thế giới bên kia” giống con người quan niệm?

Được dàn dựng công phu với những hình giấy được cắt tỉa chi tiết, chúng ta không chỉ tìm hiểu về “cuộc sống bên kia” của chú cá voi đã chết mà còn được gặp gỡ rất nhiều sinh vật biển khác nhau. Như đã đề cập ở trên, 50 - 75 năm là khoảng thời gian một chú cá voi có thể sống thì đó cũng là thời gian xác của “chú ta” nuôi các loài sinh vật khác.

Cùng có một cái nhìn cụ thể hơn bằng video thú vị dưới đây nào!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày