Nghi vấn hành tinh khổng lồ thứ 9 trong hệ mặt trời

Mèo Ú, Theo 11:57 15/02/2011

Hành tinh mới này to gấp 4 lần <a href="http://kenh14.vn/c126/2010102702495322/sao-moc-chua-te-cac-hanh-tinh.chn" target="_blank">sao Mộc</a> cơ đấy.<img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Các nhà thiên văn học tin rằng họ đã tìm thấy một hành tinh mới nằm trong Hệ mặt trời, to gấp 4 lần sao Mộc (Sao Mộc là một hành tinh vĩ đại, nặng hơn gấp hai lần của tất cả 7 hành tinh còn lại của Thái Dương Hệ cộng lại).
 
Quỹ đạo của hành tinh đang trong diện nghi vấn này lớn hơn gấp hàng nghìn lần quỹ đạo của Trái đất với Mặt Trời, đây là lý do tại sao cho đến lúc này nó mới được khám phá.
 
 
Những dữ liệu thu thập được chứng tỏ sự tồn tại của Tyche. Nó nằm bên ngoài đám mây tinh vân Oort bao quanh hệ mặt trời và theo dự kiến sẽ được chính thức công bố vào cuối năm nay. Được biết, NASA đã có trong tay những bằng chứng về sự tồn tại của hành tinh này bằng việc quan sát qua kính viễn vọng hồng ngoại trường rộng, được gọi là Wise.
 
Vị trí và quỹ đạo của hành tinh Tyche theo dự đoán của các nhà thiên văn học
 
Đám mây tinh vân Oort là một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch khổng lồ. bao quanh Hệ Mặt Trời với đường kính một năm ánh sáng. Nó gồm có hai phần: đám mây phía trong và đám mây phía ngoài cách mặt trời khoảng 30.000 đến 50.000 đơn vị thiên văn (Độ dài của đơn vị này tính bằng khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, vào khoảng 150 triệu km). Theo giả thuyết, các sao chổi được hình thành tại đây, và 50% số sao chổi trong Hệ Mặt Trời được tạo thành từ đám mây phía trong.
 
Minh họa đám mây tinh vân Oort
 
Giáo sư Daniel Whitmire tới từ trường đại học Louisiana ở Lafayette tin rằng các dữ liệu hiện nay đã đủ để chứng minh Tyche là có thật. Tuy nhiên, đây chỉ là tên gọi tạm thời do NASA đặt ra và để được công nhận là hành tinh thứ 9 và lớn nhất trong hệ mặt trời, nó phải thông qua sự đồng ý của Liên minh thiên văn quốc tế.
 
Tờ Independent dẫn lời giáo sư Daniel: “Nó được tạo nên phần lớn bởi Hydro và Heli, và bầu khí quyển giống với sao Mộc. Trong khi nhiệt độ lại giống sao Diêm Vương, khoảng -73 độ C, thế nên còn rất lâu nữa nó mới có thể ấm lên được”.
 
Sao Mộc vẫn chưa phải là "chúa tể" của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời!
 
Daniel và giáo sư Matese là những người đầu tiên đề xuất về sự tồn tại của Tyche và cái tên này được đặt theo Tyche, một nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, người có quyền quyết định vận mệnh của cả một thành phố.