Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA

Việt Anh, Theo Mask Online 00:01 07/04/2013
Chia sẻ

Bạn muốn trở thành phi hành gia vũ trụ Việt Nam đầu tiên trong thế kỷ XXI? Hãy cùng tham khảo quy trình đào tạo "đáng sợ" của NASA...

Mới đây, một trang web tuyển dụng đã đăng tải thông báo tuyển phi hành gia tại Việt Nam. Hy vọng rằng, sự kiện này sẽ đánh dấu bước phát triển mới của đất nước và rất có thể chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ trong thế kỷ XXI.

Vậy quy trình đào tạo trở thành phi hành gia như thế nào? Hãy cùng tham khảo quy trình đào tạo trở thành phi hành gia vũ trụ của NASA qua bài viết dưới đây.

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 1

Chinh phục các hành tinh từng là khao khát, ước mơ cháy bỏng của toàn thể nhân loại. Để hiện thực hóa giấc mơ ấy, hàng ngàn người đã hi sinh trọn đời nghiên cứu nhằm chế ra tàu vũ trụ. Không chỉ vậy, cũng có hàng ngàn người khác, ngày đêm tập luyện, chịu đựng gian khổ để một ngày thỏa giấc mơ trở thành phi hành gia…
 
Trước tiên, phải khẳng định rằng, quá trình tìm kiếm, đào tạo phi hành gia chẳng khác nào cuộc truy tìm kho báu. Nói một cách đơn giản, đây là một công nghệ áp dụng tiên tiến khoa học chỉ có ở những nước cực kì phát triển. 

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 2

NASA - trung tâm đào tạo phi hành gia số 1 thế giới của Mỹ đưa ra những tiêu chí hết sức ngặt nghèo cho ai muốn một lần nhìn thấy nhà mình từ ngoài Trái đất.

Điều kiện NASA đưa ra một vài những tiêu chuẩn cơ bản: phi hành gia tương lai phải là người thuộc quân đội, có bằng đại học về Vật lý, Toán học hay Kỹ thuật. Ứng cử viên phải có thị lực 10/10, huyết áp không vượt quá 140/90, trải qua ít nhất 1.000 giờ lái máy bay phản lực với vai trò phi công.

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 3

Mỗi đợt sẽ có khoảng 200 người sẽ được chọn, bao gồm 100 nam, 100 nữ. Những ứng viên trên phải tham gia một khóa đào tạo dài ngày do đích thân NASA tổ chức. Họ phải trải qua những bài tập mô phỏng vật lý chuyến bay của tàu vũ trụ, các tình huống có thể xảy ra trong chuyến du hành, sự cố bất ngờ…

Quá trình đào tạo này diễn ra trong 2 năm tại trung tâm vũ trụ của NASA tại Texas, Mỹ. Giống như học đại học, các ứng viên phải lên lớp, học kiến thức chuyên môn về hoạt động của phi thuyền, tàu vũ trụ, robot… 

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 4

Phần luyện tập thể chất diễn ra phần lớn dưới nước nhằm nâng cao thể trạng và khả năng thích ứng với môi trường trọng lực thấp cho các ứng viên. Một trong những bài tập khủng khiếp nhất đó là bơi 75m bể bơi trong vòng 10 phút với đôi giày đánh tennis và bộ đồ phi hành gia nặng nề trên người.

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 5

Chưa hết, các ứng viên bắt buộc phải trải qua quá trình mô phỏng tình trạng không trọng lực trên một chiếc máy bay đặc biệt. Mô hình sẽ chuyển động theo quỹ đạo parabol liên tục với tốc độ tăng dần, gây ra hiện tượng không trọng lực trong vòng khoảng 20 giây. 

Nếu là người bình thường, chắc chắn chuyện “say”, nôn mửa là điều không tránh khỏi. Vậy mà mỗi ngày, các ứng cử viên phải tập bài này 40 lần.

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 6
Neil Armstrong - phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng đang tập... bước.

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 7
Tập cài đặt và sử dụng các thiết bị thu mẫu vật trên Mặt trăng.

Kết thúc 2 năm tập luyện, NASA sẽ tiếp tục chọn lựa những ứng cử viên xuất sắc nhất để trở thành phi hành gia. Tuy nhiên, trước mỗi chuyến bay vào vũ trụ, các ứng cử viên này lại phải sát hạch tiếp với cường độ còn kinh khủng hơn.
 
Các phi hành gia phải tập cả cách đặt chân lên các hành tinh, cách tiếp đất khi quay về Trái đất, cách cắm cờ… những việc cực khó trong môi trường không trọng lực. 
 
Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 8
Phi hành đoàn Apollo 11 tập cắm cờ.
 
Để rèn luyện về khả năng chịu đựng, các phi hành gia phải tập bài đi bộ trên tường trong bộ đồ bay. Với bài tập này, họ phải đối mặt với tình trạng trọng lực giảm đi 6 lần, tức là tương đương với điều kiện trên Mặt trăng.

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 9
Lái thử xe mô hình.
 
Đặc biệt, sau những bài tập thực hành các nhiệm vụ ngoài vũ trụ, kỹ năng cuối cùng mà các phi hành gia phải rèn luyện… đó là sống sót. Trong nhiều tháng liền, phi hành đoàn sẽ phải sống trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt như sa mạc, rừng rậm…

Nghẹt thở với quy trình đào tạo phi hành gia của NASA 10
Toàn bộ thành viên trên Apollo 11 tập huấn tại sa mạc để tăng sức chịu đựng.

Cùng theo dõi một trong những bí kíp để rèn luyện kĩ năng trở thành phi hành gia qua clip dưới đây:


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: NASA, How stuff work, Wikihow, Wired...


Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày