Nghệ thuật biến xác chết động vật thành mẫu vật sống

, Theo Trí Thức Trẻ 15:00 01/05/2014
Chia sẻ

Cùng chiêm ngưỡng thế giới động vật sinh động được dựng nên từ xác các loài vật quen thuộc.

Walter Potter (1835 - 1918) là một nhà nhồi xác động vật nổi tiếng. Ngay từ khi 15 tuổi, ông đã bắt đầu thử nghiệm với việc phục dựng, nhồi bông động vật khi chú chim của ông bị chết. Đến năm 19 tuổi, Walter Potter đã cho ra đời hoạt cảnh nhồi bông nổi tiếng mang tên "Cái chết và đám tang của con chim cổ đỏ" và trưng bày trong gia đình.

Những hoạt cảnh nhồi bông của Walter Potter về thế giới động vật sinh động đến nỗi nhiều người cảm thấy vô cùng thích thú và muốn giữ để làm bộ sưu tập. Ông James Brett, giám đốc một bảo tàng cho biết những tác phẩm của Walter xứng đáng được lưu trong bảo tàng bởi ông cho rằng: “Walter Potter là một thiên tài và ông xứng đáng được đối xử như vậy”. 

Nghệ sĩ Damien Hirst - một fan hâm mộ các tác phẩm của Walter Potter đã trả hàng triệu đô la Mỹ để giữ cho bộ sưu tập được toàn vẹn và đặt trong bảo tàng. 

Tuy vậy, nhiều người lại cảm thấy xót thương cho số phận của những chú mèo con, chú chim bị lạm dụng để phục vụ cho nghệ thuật. Nhưng theo nghiên cứu của tiến sĩ Pat Morris, Walter Potter hoàn toàn sử dụng xác của những loài vật đã chết chứ không cố tình giết hại để phục vụ cho công việc của mình.

Hiện, những tác phẩm nghệ thuật của Walter Potter được trưng bày trong Bảo tàng Curiosities.

Để có thể chế tác, phục dựng động vật thì công đoạn đầu tiên - xử lý mẫu vật là vô cùng quan trọng. Với mẫu vật lớn, các chuyên gia cần thuộc da, ngâm thuốc để làm mềm... rồi mới bắt đầu tiến hành công việc.

"Cái chết và đám tang của con chim cổ đỏ".




Sau khi tách phần da để ngâm hoá chất, loại bỏ thịt, các chuyên gia sẽ mổ chế tác rồi nhồi bông vào ruột và dựng lại mẫu vật.


Lớp học của những chú thỏ con.


Hình ảnh đôi bạn thân thiết tại ngôi trường dành cho thỏ.


Nói đơn giản như vậy nhưng thường ở mẫu động vật thì bốn chi và đầu là những bộ phận khó tạo hình nhất.




"Câu lạc bộ dành cho những chú sóc".


Lý do là bởi chế tác không chỉ đơn thuần là dựng lại mẫu vật đó mà còn phải thể hiện được thần thái, tư thế của chúng sao cho như thật, giúp người xem có cảm giác như đang nhìn thấy chúng ngoài tự nhiên.


"Bữa tiệc trà của mèo con".




Trong khi chế tác, những chuyên gia cũng cần tính toán sử dụng chất liệu không hút ẩm, bền thời gian... để không làm hư hại cho mẫu vật.


Đám cưới của những chú mèo con.



(Nguồn tham khảo: Beautiful Decay/WalterPotterTaxiDermy)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày