“Phim và ảnh khác nhau ở chỗ, một bộ phim có thể khiến người xem chăm chú hàng giờ, trong khi mỗi bức ảnh lại chỉ thu hút được ánh nhìn trong khoảnh khắc”. Vậy làm sao để ảnh chụp cũng khiến người ta tìm tòi khám phá như những thước phim?
Đó là điều đã thôi thúc nhiếp ảnh gia Jean-François Rauzier sáng tạo ra loại “siêu ảnh” có tên “Hyperphoto”. Điểm đặc biệt của nó là độ phân giải cực lớn, người xem có thể không ngừng zoom in, zoom in cho đến khi soi rõ từng chi tiết nhỏ trong hình.
Một bức ảnh chụp thư viện cực đồ sộ...
… khi zoom vào liên tục, bạn có thể nhìn rõ người đàn ông đứng giữa chồng sách và cả khung cảnh phía sau.
Ảnh chụp bên ngoài cung điện Versailles (Pháp). Khung cảnh phía sau còn được “nhân bản” thành dãy nhà trùng trùng điệp điệp.
Đây chính là cận cảnh của hai chấm đỏ nhỏ xíu ở góc dưới, bên phải bức hình.
Chúng ta đã biết, độ phân giải của ảnh được đo bằng pixel, là toàn bộ số điểm ảnh có trong một ảnh. Độ phân giải càng cao thì ảnh càng sắc nét.
Các loại máy ảnh thông dụng có độ phân giải từ 5 - 10 Megapixel (1 Megapixel tương đương với 1 triệu pixel).
Một bức hyperphoto thường có độ phân giải “khủng” lên tới 10.000 Megapixel, nghĩa là độ nét gấp hàng nghìn lần so với ảnh bình thường.
Mỗi bức được ghép từ 600 - 3.400 hình riêng lẻ.
Ngay cả khi in ra trên một bề mặt dài 20m, ảnh vẫn không hề “vỡ” mà cực kỳ sắc nét.
Bệnh viện Saint Paul (Barcelna, Tây Ban Nha) biến thành công trình đồ sộ.
Nhà thờ ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Nhà hát Catalana (Barcelona).
Hyperphoto thực chất không phải một ảnh độc lập, mà được ghép từ nhiều ảnh có độ phân giải Megapixel.
Đầu tiên, tác giả chụp toàn cảnh đối tượng và mọi ngóc ngách của nó bằng máy ảnh gắn ống kính tele. Sau đó ông dùng Photoshop để ghép nối, pha trộn chúng với nhau một cách khéo léo.
Thư viện tòa thánh Vatican.
Người đàn ông trên bãi cát đồng hồ.
Tác phẩm của Rauzier đã thách thức những giới hạn vốn có của nhiếp ảnh và công nghệ.
Ông cho biết: “Với nhiếp ảnh truyền thống, khi chụp bạn chỉ cần nhìn vào kính ngắm là thấy được diện mạo bức hình. Nhưng với hyperphoto, mỗi lần bấm máy bạn chỉ thu được một mảnh ghép, và sản phẩm cuối cùng chỉ hiện ra khi hoàn tất công đoạn ghép nối mà thôi”.
Ảnh được ghép hoàn hảo không tì vết.
Bức hình vừa hoành tráng vừa chi tiết.
Thế giới trong ảnh của Jean-François Rauzier như có chiều sâu vô tận.
Chúng như mở ra không ngừng, cuốn hút người xem vào hành trình khám phá.
Để thực sự khám phá hết chiều sâu của các “siêu ảnh” này, bạn có thể xem thêm clip dưới đây:
Bạn có thể xem thêm: