Ngắm nhìn thú cưng được lắp chân tay giả

Pikachu, Theo 10:01 29/04/2011
Chia sẻ

Cá heo bị mất đuôi không thể bơi và ngựa bị thương tổn ở chân không thể chạy nước kiệu, chúng phải làm sao đây?

Cũng giống như con người, mọi động vật với mọi hình dáng và kích thước sẽ lại có thể vui sống với chân tay giả.
 
Mỗi loài lại có một hình dáng, cấu tạo bộ phận khác nhau, vì thế sản xuất "chân tay giả" cho chúng cũng là một điều đáng bàn. Hãy cùng xem một số loại “chân tay giả” cực đa dạng dành riêng cho động vật để thấy rằng chúng vẫn còn cơ hội để tiếp tục cuộc sống năng động như thế nào nhé!
 
 Fuji, một con cá heo cái, mất 75% đuôi vì một căn bệnh chưa xác định vào năm 2002. Bức ảnh này được chụp từ năm 2007, Fuji đang được lắp đuôi giả. Và đây là lần đầu tiên người ta lắp đuôi giả cho một chú cá heo.
 
 Chú chó lai 4 tuổi Hoppa ngay từ khi sinh ra đã không có bàn chân trước. Một sinh viên nghệ thuật đã tạo ra dụng cụ thay thế cho bàn chân trước giúp Hoppa có thể đi bộ.
 
 Mèo Oscar bị mất 2 chân phía sau, khi nó vô tình chạy qua một máy gặt đập liên hợp vào tháng 10 năm 2009. Ngày 25 tháng 6 năm 2010, chú mèo đã cho mọi người chiêm ngưỡng “đôi chân mới” của mình. Đôi chân giả được cấy vào tận trong xương và mất 3 giờ để chúng có thể hoạt động như bình thường.
 
 Ngựa Macho được một nhóm hoạt động vì động vật tìm thấy khi nó đang đứng bên lề đường với một vết thương sâu ở chân và người ta đã phải cưa chân đó đi. Bức hình này được chụp vào tháng 6 năm 2003 tại Bombay, Ấn Độ, sau khi Macho được gắn một chiếc chân giả đơn giản làm từ một loại thạch cao ở Paris.
 
Các bác sỹ thú y tại sở thú Jerusalem Biblical không rõ vì sao Arava, một con rùa Châu Phi lại bị liệt 2 chân phía sau. Dù thế, Arava vẫn luôn cố gắng tìm cách di chuyển xung quanh. Cuối cùng, các bác sỹ thú y đã tạo ra một khung sắt có bánh xe, gắn vào chân của Arava, giúp cho Arava di chuyển xung quanh dễ dàng hơn.
 
 28 tháng 8 năm 2005, Motala bước vào một hố bom ở Myanmar và phải cắt bỏ chân trái phía trước. Đến nay, các chuyên gia đã trang bị cho chú voi này 1 chiếc chân giả.
 
Những câu chuyện trên đây ngày càng vang xa và người ta ngày càng thấy rõ việc trang bị chân tay giả cho động vật là rất cần thiết. Tháng 3 năm 2007, hội cứu nạn động vật hoang dã quý hiếm Thiểm Tây và Trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc đã kêu gọi trợ giúp từ nhân dân và các cấp chính quyền khi họ giải cứu một con gấu trúc hoang dã. Con gấu này đã mất chân trước trong một trận chiến với những con gấu trúc khác.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày