Chúng mình biết tới địa danh Madagascar nếu không phải qua sách vở khô khan thì còn nhờ cái gì nhỉ?
Đó chính là ảnh thiên nhiên hùng vĩ trong bộ phim hoạt hình Madagascar nổi tiếng với chú sư tử Alex cùng những người bạn dễ thương. Bên cạnh những thước phim hoạt hình ngộ nghĩnh, tại Madagascar thực thụ vẫn tồn tại một cuộc sống với người thật, việc thật. Và cuộc sống giữa cảnh thiên nhiên, núi rừng ấy không được tươi đẹp như trong phim mà bọn mình xem đâu.
Cộng hòa Madagascar là một quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi phía đông châu Phi. Với diện tích 587.000 km², Madagascar là hải đảo lớn thứ tư trên thế giới và là quốc gia lớn thứ 46.
Phía đông đảo quốc này là dải duyên hải hẹp, phủ bởi rừng nhiệt đới xen kẽ những ao đầm, kênh rạch kéo dài 460 km. Vượt triền dốc cao vào trong nội địa là vùng cao nguyên ở cao độ từ 750 đến 1350 m. Cao nguyên này bị cắt bởi những thung lũng sâu, thường đắp thành ruộng bậc thang trồng lúa, trong khi đồi trọc bị soi mòn đáng kể. Vùng đất này giàu chất sắt và nhôm tạo nên sắc đất màu đỏ tiêu biểu của đất laterit. Vì lẽ đó Madagascar còn mệnh danh là "Đảo Đỏ".
Dường như bị cô lập địa lý với thế giới, nhưng đây lại trở thành một thế mạnh, thành nét riêng độc đáo của đảo, tạo ra một hòn đảo rất phong phú về sinh học. Bên cạnh một góc thiên nhiên độc nhất vô nhị thì áp lực tăng nhanh dân số, bất ổn chính trị, sự cướp bóc, khai thác gỗ, khoáng chất, và đá quý đã khiến Madagascar dường như bị xẻ nhỏ..
"Đại lộ" của những cây Bao Báp, một khu vực gần Morondava được bảo vệ từ năm 2007, là tất cả những gì còn lại của một khu rừng dày bị xóa chỉ bởi một lần cho đất nông nghiệp. Bao báp là loại cây đại diện cho cả châu Phi vì sức sống tuyệt diệu của nó trên nền đất khô cằn. Cây bao báp có chiều cao trung bình 25m trở lên. Bao báp có giá trị về quả và vỏ cây.
Những nỗ lực của người dân được ghi dấu trong từng nhát cuốc đào đất. Người lao động khai thác ngọc bích gần Ilakaka, một "khu vực nóng" kể từ khi đá quý được phát hiện vào năm 1998. Khu vực này cung cấp 1/3 lượng ngọc bích của thế giới, nhưng vệc xuất khẩu đã bắt đầu giảm mạnh trong năm nay.
Một cảnh chợ tiêu điều tại thành phố cao nguyên Antsirabe. Bên cạnh sắc hoa rực là những đứa trẻ ăn xin. Thật đáng buồn thay!
Trong vườn quốc gia Masoala là cảnh một người dân đang khai thác bất hợp pháp gỗ Bares tím đen, một loại gỗ rất giá trị. Người đàn ông này chỉ kiếm được vẻn vẹn sáu đô la từ những kẻ "chủ gỗ" trong khi một cây Bares có trị giá đến vài ngàn đô la khi mang đi xuất khẩu…
Trại dựng trong rừng của người khai thác gỗ hồng sắc trên sông Ankavia. Đây là một hồi chuông báo động từ môi trường, theo báo cáo thì một ngày trôi qua có đến 200 cây ở công viên quốc gia bị đốn bất chấp lệnh cấm xuất khẩu gỗ hồng sắc.
Mạo hiểm với cuộc sống để mưu sinh, cưỡi bè chơi vơi trên sông Rapids. Gần 200kg gỗ hồng sắc gắn hờ hững với một chiếc bè gỗ nhẹ "là đủ" để người đàn ông này ngược dòng sông.
Một con đường đất bị tàn phá để xây đường ống dẫn phục cho việc khai thác mỏ nikel. Bỏ qua cam kết của chính phủ là để dành 10% diện tích của đảo cho các khu bảo tồn, các nhà lãnh đạo nơi đây vẫn tiếp tục thúc đẩy việc khai thác các mỏ khoáng sản.
Một con khỉ tai vòng quý hiếm mới có 4 tháng tuổi được người dân trên đảo bán với giá 50 đô la. Giá đó có vẻ rất lời cho những người dân khốn khổ trên đảo. Nhưng đằng sau nỗi bất hạnh của họ còn là số phận long đong của loài linh trưởng ở khu rừng bờ biển phía tây khi bị đem bán như vậy!
Các loài thú nhỏ như vượn cáo đang bị săn bắn rất nhiều. Thợ săn buôn bán bất hợp pháp "chiến lợi phẩm" cho các nhà hàng như một đặc sản trong khu Sambava chuyên phục vụ các món thịt hầm.
Bị thu hút bởi những tin đồn về hồng ngọc, nhiều người đổ xô đến Ilakaka để hi vọng đổi đời khi đào bới nát tung khu vực này lên.
Một cảnh ở mỏ khai thác khoáng sản Ilakaka, khiến người ta liên tưởng đến những người nô lệ khắc khổ mấy nghìn năm trước xây dựng những kim tự tháp Ai Cập.
Một phong tục cầu khấn linh hồn người đã khuất có tên là "famadihana".
Sau trận lụt ở Morondava, những người dân đang khiêng vác những bao gạo, bao thực phẩm đến từ những tổ chức cứu trợ. Người Madagascar đang cố gắng thích nghi để sinh tồn trong địa hình, thời tiết khắc nghiệt.
Bán đảo Masoala, bức tranh phong cảnh yên bình như bao cảnh nông thôn khác ở trên thế giới.
Nhưng vẫn là nạn khai thác gỗ trái phép đã khiến khu Vườn quốc gia Masoala ngày càng “nhạt nhòa” đi, trong khi nơi đây là di sản thiên nhiên được thế giới công nhận.