"Ngoại hành tinh" là những hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời và di chuyển xung quanh một ngôi sao. Trong bản tin hôm nay, chúng mình hãy cùng "ngắm nghía" một series 8 bức ảnh chụp ấn tượng về các "ngoại hành tinh" trong thiên hà để bổ sung thêm kiến thức về vũ trụ nhé!
1. “Vượt qua đường kinh tuyến” (*)
“Vượt qua đường kinh tuyến” là phương pháp mà kính thiên văn Kepler của NASA sử dụng để phát hiện các “ngoại hành tinh”. Từ Trái Đất, ta có thể quan sát thấy những vệt mờ rất nhỏ trong ánh sáng phát ra từ ngôi sao mẹ (ngôi sao chủ). Đó là “sự góp mặt” của một “ngoại hành tinh” mới.
(*) Chú thích: Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường Xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc London, Anh) và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – Bán cầu Đông và Bán cầu Tây.
Vệt mờ do “ngoại hành tinh” gây ra trên “sao mẹ”.
2. Sao Mộc “nóng” (Hot Jupiters) là những "ngoại hành tinh" dễ phát hiện hơn cả
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một vài “ngoại hành tinh” gần với ngôi sao chủ của chúng. Nhờ ở gần sao chủ và có một kích thước tương đối lớn nên các “ngoại hành tinh” được đặt cho cái tên “sao Mộc nóng”.
“Hot Jupiters” luôn dễ phát hiện hơn so với các “ngoại hành tinh” khác.
3. "Ngoại hành tinh" có thể trở thành một hành tinh sống
Các nhà khoa học luôn chịu sức ép rất lớn trong việc tìm ra những hành tinh nhỏ, nhiều đất đá, có quỹ đạo nằm trong vành đai xanh của sao chủ. Vành đai xanh, hay còn được gọi là “vùng Goldilocks” bao quanh “sao mẹ”, là nơi không quá nóng hay lạnh. Nhờ điều kiện tuyệt vời này mà chất lỏng có thể tồn tại trên bề mặt của “ngoại hành tinh”, một nhân tố cần thiết để phát triển sự sống.
Ở đâu có nước, ở đó có thể có sự sống.
4. Để tồn tại sự sống, các "ngoại hành tinh" cần có "vành đai xanh"
Nếu là... người ngoài hành tinh, có nhu cầu tìm “một nơi trú chân” tương tự trên Trái đất thì bạn sẽ cần đến nước. Và “vành đai xanh” dường như là cực điểm cho sự sống bên ngoài khí quyển khi nó cho phép lưu trữ nước ở trạng thái "dùng được" nhất có thể.
Nếu hành tinh của bạn nằm ngoài vành đai xanh, nó sẽ gặp rắc rối lớn đấy!
5. "Ngoại hành tinh" cũng có trường hợp cá biệt
Thông thường, các hành tinh được phát hiện bằng cách quan sát sự mờ nhẹ đi của các ngôi sao chủ hay sự rung động của chúng. Song với trường hợp của Kepler –19c, sự hiện diện của nó được phát hiện nhờ phân tích lực kéo trọng trường lên một hành tinh khác là Kepler - 19b.
Kepler - 19c là một ngoại lệ thú vị.
6. "Ngoại hành tinh" có thể tạo ra cực quang
Những hành tinh với từ trường bao trùm, chẳng hạn như Trái Đất, có nhiều phản ứng đáng kinh ngạc với những cơn gió bắt nguồn từ “sao mẹ” của chúng. Những hạt nguyên tử có năng lượng lớn liên tục bắn phá khí quyển nhờ sự điều khiển của từ trường sẽ tạo ra cực quang – một cuộc trình diễn ánh sáng cực kỳ tuyệt vời.
Thật đẹp phải không nào?
7. Ngôi sao chủ có thể "xóa sổ" bất kì "ngoại hành tinh" nào
Những “ngoại hành tinh” xuất hiện ở mọi kích thước và trạng thái. Một số có quỹ đạo không ổn định, số khác lại không có khí gas bao quanh. Đặc biệt, trong một số trường hợp, các “ngoại hành tinh” có thể bị hủy diệt bởi nguồn tia X phát ra từ ngôi sao chủ.
Những vụ nổ hạt nhân diễn ra trên bề mặt "sao mẹ”.
8. "Ngoại hành tinh" còn được gọi là "siêu" Trái Đất
Cụm từ này nhận được nhiều chú ý từ dư luận chỉ bởi cái tên có nhắc tới “Trái Đất”. Nhưng trong thực tế, nó khác xa với hành tinh của chúng ta. Sở dĩ, chúng được gọi như vậy vì kích thước lớn hơn Trái đất song nhỏ hơn sao Mộc nhiều lần.
Trên “siêu” Trái Đất thực ra không có sự sống.