Một hiện tượng thiên nhiên hoành tráng nhưng cực kì đáng sợ đấy!
Cảnh tượng lốc lửa ở khu vực núi lửa Mauna Kea, Hawaii.
Còn có những tên gọi khác như lốc lửa, quỷ lửa, hiện tượng thiên nhiên này thực ra không phải là hiếm. Mà nó “hiếm vì ít khi được ghi lại trong các tài liệu”. Vừa qua đã xảy ra hiện tượng lốc lửa ở Sao Paulo, Brazil, một cánh đồng khô hạn trong 3 tháng bị thiêu rụi hoàn toàn luôn.
Những nghiên cứu sâu hơn về lốc lửa cũng nhằm để bảo vệ an toàn tối đa cho những người lính cứu hỏa. Vì đã có nhiều người bị tai nạn, bỏng trong khi đang làm nhiệm vụ dập tắt lốc lửa.
Hình ảnh lốc lửa gần ống khói trên nóc một ngôi nhà đang cháy.
Lốc lửa xảy ra khi sức nóng và gió mạnh gặp nhau và hình thành nên một cuộn lốc không khí nóng. Cuộn khí này nhanh chóng chuyển thành lốc, trong điều kiện thời tiết khô hanh, nóng nực thì khí oxy bị cuốn vào lốc rất dễ bốc cháy. Phản ứng cháy này xảy ra ở trong phần trung tâm (core) của cơn lốc.
Phần “core” của một cơn lốc lửa thông thường có chiều rộng từ 0,3 đến 0,9m và chiều cao từ 15 đến 30m. Trong thực tế, có những cơn bão lửa khổng lồ thực sự với chiều cao lên đến 300m. Những cơn lốc khổng lồ này xuất hiện ít nhất một năm một lần tại Mỹ.
Lốc lửa còn đi kèm cả tro bụi nóng ở khu vực Rancho Santa Margarita, Califfornia. Ảnh chụp vào tháng 5, 2002. Nhiệt độ ở khu vực “core” của lốc lửa có thể lên tới 1.093 độ C – đủ nóng để thiêu cháy những gì trên đường đi của nó và tạo ra một lượng lớn tro bụi nóng.
Lốc lửa xuất hiện từ một đám than bùn cháy ở một trang trại tại Bangor, Mỹ vào năm 2008. Trong môi trường với nhiều khí carbon thì càng là nguồn “nhiên liệu” quý giá cho lốc lửa. Khí carbon bốc lên từ đám than sẽ ‘mò” vào phần core của cơn lốc. Tại đây có sẵn khí oxy nóng sẽ khiến sự bùng cháy càng mạnh mẽ hơn.
Mô phỏng lốc lửa tại trung tâm khoa học Phaeno, Wolfsburg, Đức, năm 2007.
Lốc lửa thường di chuyển khá chậm, bằng với tốc độ đi bộ bình thường hoặc có thể chậm hơn.
Lốc lửa tiến tới gần khu nhà ở California vào ngày 15 tháng 11 năm 2008. Lốc lửa rất nguy hiểm, nó thiêu cháy mọi thứ xung quanh cản đường đi của nó. Những cơn lốc lớn có thể tạo ra gió với vận tốc 160km/h – đủ để quật ngã cây cối.
Lốc lửa lan rất nhanh gây ra cháy rừng ở khu vực rừng quốc gia Los Padres, Califorrnia năm 2006. Lốc lửa thường xuất hiện và duy trì trong khoảng hơn 1h đồng hồ và rõ ràng là không thể dập tắt nó một cách trực tiếp được rồi.