Trước tình trạng khan hiếm nhiên liệu như hiện nay thì các nguồn năng lượng mới luôn được hưởng ứng và ủng hộ nhiệt liệt, đặc biệt là các loại năng lượng có thể góp phần tiết kiệm điện.
Đèn Latro là một phát minh như thế và hơn nữa nó lại là một công nghệ mới mẻ, thân thiện với môi trường nữa chứ.
Chủ nhân của công nghệ này là Mike Thompson đến từ đại học Stanford. Từ “latro” trong tiếng Latinh có nghĩa là “kẻ trộm”. Quá trình hoạt động của loại đèn này “ăn trộm” năng lượng từ sự quang hợp để chiếu sáng.
Khoang kính của chiếc đèn có chứa một loại tảo xanh đặc biệt, loại tảo này có ít “nhu cầu” về ánh sáng, khí CO2 và nước hơn bình thường. Như vậy thì nước đã có sẵn trong bình, ánh sáng cũng đủ, cái thiếu cho sự quang hợp của tảo là khí CO2 (cacbon dioxit). Vậy thì lấy khí CO2 ở đâu nhỉ? Xin trả lời là từ chính hơi thở của chúng ta chứ sao?
Chỉ việc thở vào một cái ống nhỏ ở phía trên đèn để chuyển khí CO2 vào khoang tảo. Khí Oxy có được sau quá trình quang hợp sẽ được thoát ra từ một đường ống khác.
Đây là một phát minh lý thú đấy chứ nhỉ? Hy vọng rằng nó sẽ mở ra một hướng đi mới về năng lượng trong tương lai, vừa có năng lượng dùng mà vừa triệt tiêu được khí CO2 vốn đang trần ngập trong môi trường.