Con người được coi là một loài động vật cao cấp, với đầu óc thông minh và đầy những tính toán. Có những người dành cho các loài động vật một tình cảm yêu thương tha thiết, nhưng cũng có người sẵn sàng làm đau chúng! Hãy kiểm điểm lại những hành động tàn nhẫn mà con người đã đối với động vật nhé!
Buôn bán lông thú
Đây sẽ là con số gây sốc cho những ai yêu động vật: Ước tính mỗi năm trên thế giới có từ 40-50 triệu động vật bị giết để lấy lông bao gồm các loài chó gấu trúc, thỏ, cáo, chồn và sóc sin sin. Việc buôn bán lông thú là một trong những hành động cực kì tàn bạo đối với các loài động vật khi con người nuôi dưỡng chúng rồi giết chúng để phục vụ việc thương mại.
Trung Quốc là nơi buôn bán lông thú nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên lông thú Trung Quốc thường không có nhãn hiệu và được bán rộng rãi khắp các quốc gia nên rất khó để xác định chính xác nơi sản xuất. Gần đây ở Trung Quốc đã diễn ra các chiến dịch phản đối những hành động nhẫn tâm của loài người đối với động vật từ các tổ chức như PETA (Tổ chức “Con người đối xử nhân đạo đối với động vật) với các hình ảnh vào đoạn phim ghi lại những hành động đáng xấu hổ, những cảnh tượng khủng khiếp về những con chó và mèo bị đánh đập, treo cổ, chảy máu cho đến chết, bóp chết… và thậm chí là bị lột da khi chúng còn sống!
Thí nghiệm trên động vật
Phải nói rằng sự tiến bộ của ngành Y gắn liền với sự đóng góp, hay nói chính xác hơn là sự dâng hiến tính mạng của rất nhiều loài động vật trong các cuộc thí nghiệm. Số liệu cho thấy hàng năm có khoảng 50 đến 100 triệu động vật có xương sống “được” sử dụng trong các cuộc thí nghiệm trên toàn thế giới. Và hầu hết chúng đều chết sau thí nghiệm.
Cũng giống như hành động thương mại lông thú, rất nhiều tổ chức như PETA và BUAV (Hội ủng hộ bãi bỏ giải phẫu sống của Anh) tiếp tục lên tiếng phản đối và nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thí nghiệm trên động vật.
Giết thịt cá heo và cá voi
Mỗi năm, hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn con cá heo và cá voi nhỏ bị vây bắt vào dồn về một hang nhỏ ở Taiji (Nhật Bản), nơi chúng sẽ bị giết mổ với quy mô lớn nhất thế giới. Thời gian tàn sát kéo dài tới 6 tháng. Con người đã đâm và cắt cổ họng cá voi cá heo để hạ gục chúng. Vùng Taiji trở nên đẫm máu trong những tháng tàn sát khủng khiếp đó.
Các chiến dịch bảo vệ động vật đã được thực hiện nhằm yêu cầu chính phủ Nhật Bản thay đổi đạo luật dã man này nhưng thịt cá voi và cá heo vẫn được mua bán thường xuyên.
Săn bắn hải cẩu
Tình trạng săn bắn hải cẩu một cách bừa bãi đã cực kì thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Hàng ngàn những bức ảnh và phim ghi lại sự tấn công dã man bằng dùi cui của con người đối với loài động vật yếu ớt này đã làm phẫn nộ cả thế giới.
Những vùng hải cẩu sinh sống chủ yếu là Canada, Greenland, Namibia, NaUy và Nga. Tại Canada đã có tới 325 nghìn con hải cẩu Bắc Cực, 10 nghìn con hải cẩu lớn ở Bắc Đại Tây Dương và 10 400 con hải cẩu xám đã bị sát hại trong năm 2006. Chính phủ Canada có một đạo luật cấm giết hải cẩu con dưới 15 ngày. Lý do mà những hành động tàn nhẫn vẫn được ủng hộ tại quốc gia này là bỏi lợi nhuận nó mang lại – 18 triệu đô la Canada trong năm 2006.
Bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu đáng mừng khi các nước cũng đã có những hành động tích cực để bảo vệ loài hải cẩu. Nước Bỉ đã trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên cấm các sản phẩm làm từ hải cẩu vào năm 2007. Trong năm 2009, EU đã ban lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm hải cẩu.
Chế biến thuốc từ động vật
Một số lượng lớn động vật đã được sử dụng để chế biến thuốc trên thế giới. Những loài động vật được sử dụng phổ biến là hổ, báo mai hoa, cá mập, linh dương Xaiga, voi, tê giác, tê, rùa, cá ngựa, xạ hương hươu nai và khoảng 7 trong số 8 loài gấu. Gấu đen Châu Á (còn được biết đến với cái tên là Gấu mặt trăng) thường bị nhốt vào trại Mật Gấu để tiện cho việc khai thác mật thường xuyên.
Những bộ phận được “yêu thích” lấy đi để chế thuốc là xương, da, chất béo, râu, đuôi, dương vật, túi mật của hổ… Ước tính, trên thế giới chỉ còn khoảng 5 nghìn con hổ hoang dã, bằng 5% dân số của hổ vào những năm đầu của thế kỉ XX. Khoảng 75% loài hổ sinh sống ở Ấn Độ, và gần 50 con được tìm thấy ở rừng Trung Quốc. Và ở Trung Quốc loài hổ đang đứng trước cảnh báo nguy hiểm vì mục đích Y học của con người.