6 tấm kính đang được lắp đặt vào kính viễn vọng không gian James Webb trước khi kính viễn vọng khổng lồ này được thử nghiệm làm lạnh tại Trung tâm vũ trụ Marshall của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ hoạt động cách Trái đất 1.500.000 km và trong điều kiện nhiệt độ -390 độ C.
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA vừa gửi về hình ảnh tuyệt đẹp của hai thiên hà đang hòa vào nhau để tạo thành một thiên hà mới có tên là Arp 273. Những vệt sáng màu xanh cho thấy nhiệt độ xung quanh thiên hà này cực nóng do sự ra đời của các ngôi sao mới.
Kính viễn vọng không gian Hubble được tàu con thoi Discovery đưa lên quỹ đạo Trái đất từ 24/4/1990.
Tảng băng khổng lồ được biết với cái tên Stancomb-Wills đang di chuyển và tan dần ở vùng Nam Cực. Hình này được ghi lại bởi vệ tinh Envisat của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA).
Hiện tượng cực quang xảy ra đồng thời tại hai cực của sao Thổ. Hình ảnh này được kính viễn vọng Hubble ghi lại được bằng công nghệ tia cực tím vào năm 2009 và được công bố trên tạp chí National Geographic trong tuần vừa qua.
Được chụp từ Trạm không gian quốc tế (ISS) vào ngày 2/4 vừa qua, ánh nắng phản chiếu xuống mặt nước khiến hòn đảo san hô Bassas da India ở vùng biển châu Phi trông giống như một hòn đảo bị bao phủ bởi tuyết trắng
Đám mây Rho Ophiuchi (màu xanh lá cây) treo bên trên trung tâm của dải ngân hà (màu xanh nước biển). Khoảnh khắc này được tàu thăm dò WISE của NASA ghi lại và công bố vào ngày 14/4 vừa qua.
Những cồn cát rộng lớn ở Mông Cổ được ghi lại bởi vệ tinh Terra của NASA. Những phần màu trắng là đỉnh của các cồn cát và những phần màu xanh là những đồng cỏ ở vị trí thấp hơn. Xen lẫn các cồn cát và đồng cỏ là những hồ nước nhỏ.