Khi động vật "duyệt binh" một cách rầm rộ (Phần 1)

Mèo Lợn, Theo 00:00 09/11/2010
Chia sẻ

Từ những chú kiến nhỏ nhoi tới đàn cá nhà táng khổng lồ, tất cả đều phải di chuyển những quãng đường dài và đầy gian nan để tìm kiếm sự sống. <img src='/Images/EmoticonOng/15.png'>

Các loài động vật từ lớn tới nhỏ trên khắp hành tinh vẫn tham gia vào cuộc hành trình vĩ đại tìm kiếm nguồn sống.
 
Các cuộc hành trình nguy hiểm và ngan nan đó có thể chỉ kéo dài vào giờ nhưng cũng đôi lúc mất tài vài thế hệ. Dưới đây là những bức ảnh ghi lại các khoảnh khắc trong quá trình di cư vĩ đại của thế giới tự nhiên.
 
Lên đường thôi nào anh em ơi!
 
Đàn chim cánh cụt Gentoo đang xếp hàng bước thẳng xuống làn nước giá lạnh của Nam Cực. Loài chim này có thể được phân biệt với các đồng loại khác nhờ vạch màu trắng trên đầu. Chúng là loài chim cánh cụt bơi nhanh nhất, có thể đạt vận tốc 36km/h và cũng là loài có thể chịu đựng được môi trường khắc nghiệt nhất.
 
Nhìn bức hình cũng có thể tưởng tượng được tiếng chân "rầm rầm" của "đoàn đại biểu" linh dương nhỉ?
 
Bầy linh dương đang sải bước trên vùng đồng bằng đầy cát bụi ở Kenya. Mỗi năm, chúng lại di chuyển quãng đường dài 1.800 km qua vùng Đông Phi xích đạo trong hành trình tìm kiếm các cơn mưa mát lành và đồng cỏ xanh.
 
Chúng ta đi tìm chỗ nào có băng nào!!! Ở đâu bây giờ nhỉ? Đâu cũng thấy nước là thế nào???
 
Đối với loài hải mã, băng chính là sự sống. Là một loài động vật có vú sống ở biển, chúng dựa vào các tảng băng để có chỗ nghỉ ngơi, sinh con đẻ cái và nuôi dạy thế hệ sau. Với sự ấm lên toàn cầu, băng đang ngày càng ít dần và các cuộc di cư của hải mã ngày càng dài hơn, khó khăn hơn, nguy hiểm hơn và cũng vô vọng hơn.
 
"Phải bám lấy mẹ mới được, hừm hừm!"
 
Trong quá trình di cư kéo dài hàng tháng trời, ngựa vằn con luôn ở sát bên mẹ. Dù di chuyển ở tốc độ cao và giữa bầy đàn đông đúc, nó vẫn không bị lạc nhờ nhận biết được tiếng kêu, mùi và các vằn đặc trưng của mẹ. Hàng năm có khoảng 300.000 con ngựa vằn tham gia vào cuộc di cư từ Tanzania sang Kenya.
 
Chẳng khác gì bong bóng!
 
Loài sứa vàng không di cư theo năm, theo mùa mà là hàng ngày. Chúng di chuyển theo ánh sáng mặt trời để đảm bảo sự sống cho loài tảo vàng sống bám trong mình và cũng là vì sự sinh tồn của chính chúng. Sứa vàng có màu sắc như thế là nhờ loài tảo đơn bào bên trong chúng, chính loài tảo đó cung cấp năng lượng để sứa có thể tồn tại.
 
Thấy anh "đẹp trai" hem?
 
Một con hải âu đực lớn đang giang sải cánh rộng tới hơn 3m của nó tại đảo St Georgia. Sau hàng tháng trời bay lang thang trên các vùng biển, con vật này cũng có cơ hội để “làm dáng” và tán tỉnh các cô nàng hải âu.
 
"Khán giả" đông nghịt chờ một trận quyết tử sắp diễn ra!
 
Hai con hải cẩu voi đực đang lao vào nhau trong một trận chiến dữ dội mà phần thưởng cho kẻ chiến thắng chính là ngôi vị bá chủ của khu vực bãi biển quanh đó.
 
Mỗi con vật to lớn này có thể nặng tới 4 tấn và dài 5m. Mỗi năm vào mùa thu, loài hải cẩu voi lại di cư nhưng các con đực và con cái lại có thói quen khác nhau. Hải cẩu voi đực thường chỉ chọn 1 điểm đến trong khi con cái lại có thể thay đổi tùy theo từng năm.
 
Hic hic, đói bụng quá!
 
Đàn cá hồi đang cùng nhau đua ngược dòng nước để về nơi đẻ trứng ở các con suối cạn đầu nguồn. Đây là một loài sinh vật kỳ lạ. Chúng sinh ra ở vùng nước ngọt, bơi ra biển và sống phần lớn cuộc đời trước khi trở về chính dòng sông cũ, vượt qua bao thác ghềnh để sinh ra một thế hệ mới. Trong suốt hành trình trở về vùng nước ngọt, chúng không hề ăn và do đó thường chết sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
 
Đẹp như này không ngắm phí lắm!
 
Đàn bồ nông di cư 2 lần một năm để tránh cái lạnh của mùa đông và tìm tới vùng đất có nhiều thức ăn hơn. Các đợt di cư đó diễn ra khoảng giữa tháng 3 và giữa tháng 10, đó cũng là dịp để những người yêu chim tụ tập ngắm nhìn đàn bồ nông đông đúc.
 
Phải khỏe mới tới đích được!
 
Một đàn cá nhà táng đang bơi trên Đại Tây Dương. Tập quán di cư của chúng cũng rất đặc biệt khi chỉ có các con đực mới bơi từ các vùng vĩ độ cao về khu vực xích đạo. Quãng đường dài hàng ngàn km đó khiến chỉ những con đực trưởng thành to lớn nhất mới có thể về đích.
 
Nào nào, ai cũng có phần mà!
 
Những con đại bàng đầu trọc ở Mỹ di cư dọc theo sông Mississippi vào mùa xuân lên miền Bắc hoặc thậm chí tới cả Canada. Nơi đó, chúng tìm được nguồn thức ăn vô cùng dồi dào.
 
"Đoàn đua" đông thế này trọng tài nào quản lý được hả trời?
 
Đàn linh dương tai trắng châu Phi (chính là những đốm màu nâu trên hình nền rừng xây màu xanh ấy) đang chạy đua trên đồng cỏ ở miền nam Sudan. Mỗi năm có khoảng 1 triệu con tham gia cuộc đua dài đến 1.500km.
 
Phút tình cảm của hai mẹ con!
 
Các con hải cẩu voi di cư tới quần đảo Falklands ở gần Nam Cực. Nơi đó, gió và các dòng biển quấn quít không ngừng nghỉ và mang tới nguồn thức ăn cho chúng. Các con non luôn nhận được sự chăm sóc tỉ mỉ của mẹ trên quãng đường di chuyển.
 
Nhanh lên các cậu, chết đói cả lũ bây giờ!
 
Những con kiến quân đội (army ant) thường xuyên phải di cư vì chúng quá đông và luôn phải tìm nguồn thức ăn mới. Mỗi đợt di cư như thế có thể bao gồm từ 500.000 tới 2 triệu cá thể.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày