Gấu trúc đỏ sinh đôi siêu đáng yêu |
Sinh ra vào tháng 6 nhưng phải đến gần đây, cặp gấu trúc đỏ sinh đôi này mới được giới thiệu với giới truyền thông tại vườn thú Berlin Tierpark (Đức). Người ta đặt tên cho chúng là Kit và Kitty.
Gấu trúc đỏ, hay còn được gọi là Cáo lửa (Firefox) hoặc Gấu trúc nhỏ (Lesser Panda), (tên khoa học: Ailurus fulgens, có nghĩa là “mèo phát sáng”), là loài động vật có vú ăn cỏ. Thức ăn yêu thích nhất của chúng là lá tre. Kích cỡ gấu trúc đỏ chỉ nhỉnh hơn mèo nhà một chút (dài khoảng 40 - 60 cm, nặng khoảng 3 - 6 kg). Đây là loài đặc hữu của dãy núi Himalaya (thuộc khu vực Bhutan), Vân Nam (Trung Quốc), Sikkim, Assam (Ấn Độ), Myanmar và Lào.
Anh em nhà Kit và Kitty này!
Người ta ước tính loài này hiện chỉ còn khoảng 2500 cá thể trên toàn thế giới và số lượng đang có xu hướng ngày một giảm do môi trường sống bị phá hoại.
Chúng mình cùng xem thêm những hình ảnh rất dễ thương của “cặp đôi song sinh” này nhé!
Đi đâu cũng có nhau.
Cùng nhau chụp ảnh.
Cả hai em đều thật dễ thương!
Tìm thấy hầm mộ xe ngựa triều đại nhà Đông Chu |
Sau khi đã ngắm đủ hai em gấu trúc đỏ siêu đáng yêu thì chúng mình mời các bạn "bay qua" Trung Quốc, đi thăm hầm mộ xe ngựa nhà Đông Chu vừa được phát hiện cách đây không lâu nhé!
Các nhà khảo cổ đang phun nước để giữ ẩm cho khu hầm mộ, điều này sẽ giúp họ bảo quản hầm mộ một cách nguyên vẹn nhất có thể.
Được biết, trong hầm mộ Đông Chu, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 5 cỗ xe ngựa cùng 12 bộ xương ngựa.
(Xe ngựa là loại chiến xa rất quan trọng trong chiến tranh triều đại nhà Đông Chu, được điều khiển bởi tầng lớp Danh gia vọng tộc. Khi đó, các chiến binh sẽ cầm một chiếc kích hoặc giáo dài. Kỹ năng điều khiển xe ngựa là một trong những điều buộc phải học đối với các chàng trai con nhà giàu. Và trong triều đại này, xe ngựa thường được vua lấy làm phần thưởng cho những ai có công lớn).
Như chúng ta có thể quan sát trên hình, rõ ràng là hai chú ngựa đã được xếp rất cẩn thận vào trong hầm mộ. Đây là khu vực được phát hiện cùng thời điểm với toàn bộ khu vực. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm ra xương của một chú chó được chôn gần với hai chú ngựa này. Theo đội ngũ chuyên gia, đây là điều rất bất thường bởi chó đóng một vai trò quan trọng, là vật hiến tế trong đời sống tâm linh con người nên thông thường, nó chỉ xuất hiện trong hầm mộ với người mà thôi.
Đây là thời đại vàng son của các chiến xa ba ngựa kéo. Đây là một trong những "gara xe ngựa" thời cổ vừa được phát hiện trong tháng này. Mặc dù sau triều đại nhà Đông Chu, xe ngựa vẫn được sử dụng nhưng sự hiệu quả đã giảm sút đáng kể.
Một thành viên trong nhóm khảo cổ tiếp tục phun một lớp sương mỏng lên toàn bộ khu hầm mộ để duy trì độ ẩm cần thiết. Dựa trên các bằng chứng thu thập được, các nhà khảo cổ tin rằng 12 chú ngựa đã được giết trước khi đem chôn.
Phát hiện xương hóa thạch của cá sấu, dơi trong hang động dưới nước |
Còn đây là "quà" của chúng tớ dành cho teen nào đam mê tìm hiểu về hóa thạch cổ đây...
Hóa thạch cá sấu được tìm thấy trong một hang động nước ngọt tại nước cộng hòa Dominic.
Một chiếc hàm cá sấu gần như nguyên vẹn được phát hiện bị chôn vùi dưới lớp phù sa dày. Các nhà khoa học hiện đang tiến hành xác định chính xác số tuổi và giống cá sấu của hóa thạch. Tuy nhiên, đội nghiên cứu e ngại rằng chiếc hàm này đã nằm ở đây hàng nghìn năm, thuộc một giống cá sấu nay đã tuyệt chủng.
Không chỉ có cá sấu, trong khi đội thợ lặn tìm kiếm hóa thạch xương khỉ, họ còn thu được rất nhiều hóa thạch của con lười, dơi, chim... cùng rất nhiều sinh vật khác tràn ngập bề mặt hang. Lý giải cho việc tìm thấy rất nhiều hóa thạch của nhiều loài động vật khác nhau, các nhà khoa học cho biết đây là kết quả của sự xói mòn đất, kéo theo xương của các loài động vật từ trên cao rơi xuống các hang động.
Một thành viên trong đội thợ lặn đang thu thập hóa thạch đã ở trong hang cả nghìn năm nay. Những hóa thạch tìm thấy trong hang sẽ giúp đội ngũ các nhà khoa học tìm ra câu trả lời cho khoảng thời gian sinh sống của các loại động vật, chưa kể là lý do khiến chúng tuyệt chủng.
Để tìm được đầy đủ các bộ phận của cá sấu cổ đại bao gồm đầu (trong ảnh), ức, bốn chi, đuôi... đội thợ lặn đã phải "đi đi về về" hai chuyến. Mỗi chuyến đi của họ dài những 3 tiếng đồng hồ nhưng sau đó, chỉ mất... vài phút để trả lại hóa thạch về nơi nó được tìm ra.
Những hang động dưới nước sâu như vậy đã giúp hóa thạch các loài động vật "tránh xa được tầm mắt con người". Thông thường, vào thập kỷ 20, 30, vì không đủ các phương tiện như ngày nay nên các nhà khảo cổ buộc phải dừng tìm kiếm nếu chặng đường tiếp theo của họ là một hồ nước dưới đáy một hang động nào đó.
Bức ảnh này được gọi là "nghĩa địa dơi". Nhìn vào ảnh, ta có thể thấy được một số lượng dơi "khủng khiếp" đã từng sống và chết trong hang. Các nhà khoa học cho rằng môi trường sống xung quanh hang từng bị "cầm trịch" bởi đàn cú phát triển số lượng cá thể quá nhanh, khiến cuộc sống loài dơi trở nên rất khó khăn.
Một thợ lặn tìm thấy hóa thạch một con cá sấu cổ khổng lồ, một điều cực kỳ hiếm gặp. Nhưng, có lẽ vì quá hiếm gặp chăng mà các nhà khoa học đã phải rất vất vả để lấy mẫu DNA từ hóa thạch này?
Một đoạn xương sống của rắn nằm trơ trọi trên sàn hang động. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể quần thể động vật sống trong hang rất khác cho đến khi nó bị nhấn chìm hoàn toàn bởi nước, có lẽ là quần cư đầm lầy hoặc ven biển.