Ẩn mình trong bóng tối giữa thành phố Osaka tráng lệ và hiện đại là một ngõ hẻm ẩm thấp với các cánh cửa xếp rỉ sét - nơi người già sống trong những túp lều tạm bợ.
Đó chính là Kamagasaki - khu nhà ổ chuột lớn nhất Nhật Bản.
Nhật Bản được biết đến là cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới và là một trong những nơi có điều kiện sống, sinh hoạt, dịch vụ, trình độ khoa học kỹ thuật tốt nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người Nhật đều có cuộc sống no đủ. Osaka giàu có nhưng lại là một trong những thành phố có nhiều người vô gia cư nhất Nhật Bản. Quận Kamagasaki là nơi sinh sống của hàng nghìn người vô gia cư.
Kamagasaki trở thành một khu ổ chuột khổng lồ của Nhật Bản từ những năm 1950, khi rất nhiều người tị nạn đổ về từ sau Thế chiến II.
Ở Kamagasaki có khoảng 7.700 người vô gia cư. Tuy nhiên, con số này có thể lên tới hơn 10.000 người.
Những người vô gia cư ở quận Kamagasaki ngủ vạ vật ngoài đường, trong những ngôi lều tạm bợ dựng ở các công viên, quán cafe internet, những túp lều dựng tạm bợ thậm chí là cả buồng điện thoại công cộng.
Nhiều người trong số họ đã phải trải qua rất nhiều công việc, từ đánh giày cho đến nhặt rác để kiếm sống. Sau đó, những mê cung khách sạn giá rẻ và tồi tàn mọc lên như nấm.
Những năm 1960, Kagamasaki lại chứng kiến một làn sóng tiếp theo khi những người trong thành phố Osaka mất việc.
Những người già, trung niên không có khả năng lao động hoặc không được các công ty tuyển dụng vì quá tuổi trở thành những người sống vô gia cư nghèo khó.
Độ tuổi trung bình của người vô gia cư ở Kamagasaki là 60 tuổi. Họ không được hỗ trợ an sinh xã hội, phải tự trang trải cuộc sống của mình và cố gắng sống sót qua những mùa đông lạnh giá.
Làn sóng người vô gia cư tiếp tục gia tăng từ sự sụp đổ của các công ty trong ngành xây dựng, hàng loạt người lao động bị đẩy ra đường.
Khủng hoảng kinh tế trong thập niên 90 đã làm cho nhiều người mất việc và trở thành người vô gia cư. Họ đổ về Kamagasaki càng ngày càng đông.
Mặc dù là một quốc gia giàu có nhưng Nhật Bản lại không có mạng lưới an sinh xã hội. Những gia đình nghèo khó chỉ còn cách sống ở những căn lều lợp giấy dầu, trong các công viên, trên vỉa hè, bị xã hội kì thị.
Bên cạnh sự cảm thông đối với những người nghèo khổ, vẫn có người có thái độ ác cảm, thậm chí bạo lực đối với họ. Nỗi ám ảnh lớn nhất với người sống trên vỉa hè là bị tấn công.
Người vô gia cư thường bị những thanh niên tấn công khi đang ngủ, chúng tấn công họ bởi những lý do như “giết thời gian”, “làm sạch đường phố” hay “xóa bỏ rác thải của xã hội”.
Đa số dân vô gia cư ở Kamagasaki là đàn ông, điều này có thể giải thích được bởi thực tế, phụ nữ luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình của họ, còn đàn ông ngoài 35 phải tự tìm con đường sống cho mình.
Người đàn ông khi thất nghiệp thường không thổ lộ với vợ, một số người chọn phương án rời xa gia đình để tránh sự dè bỉu của những người xung quanh.
Với cuộc sống tối tăm, nghèo khổ, đa số người vô gia cư ở Kamgasaki thường mắc các bệnh như lao, viêm gan C, cao huyết áp…
Trong trường hợp không có công việc ổn định hoặc mái ấm gia đình, những người vô gia cư biến thành kẻ nghiện rượu, bị trầm cảm thậm chí nghiện ma túy.
Mặc dù cuộc sống tương đối khó khăn, song những người vô gia cư ở Kamagasaki vẫn còn sự lạc quan, yêu đời.
Họ tự hào vì ngôi nhà tạm bợ của họ, giữ sạch sẽ túp lều toàn bằng vải vụn thậm chí để giày ngăn nắp bên cạnh chiếc chiếu rách ngủ bên lề đường.
Những người vô gia cư luôn tự hỏi, không biết bao giờ mình mới thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn. Họ sẽ không thể tìm được một công việc tốt nếu họ không có chỗ nương thân...
Bạn có thể xem thêm: